(Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Hiếu dịch từ Nguồn:Pig Progress)
Brazil, 1978-1981: Tiêu hủy có mục tiêu
Có thể luận giải và khẳng định rằng sự việc xảy ra được ghi chép rõ ràng nhất là những gì xảy ra ở Brazil từ năm 1978 đến 1979. Tại trang trại Floresta gần Paracambi, cách Rio de Janeiro khoảng 1 giời lái xe, lợn bắt đầu chết từ giữa tháng 4 năm 1978. Lúc đầu, chủ trang trại không lo lắng và vẫn hoạt động như bình thường, có nghĩa là lợn vẫn tiếp tục được xuất bán. Trong một nghiên cứu tổng quan, J.A. Moura (2010) đã mô tả rằng một bác sĩ thú y Nam Phi, khi đến thăm trang trại, cho rằng đó có thể là DTLCP và đã gửi mẫu đến phòng thí nghiệm.
Sau khi được xác nhận, một cuộc điều tra lớn đã được bắt đầu nhắm tới nơi mà lợn đã được bán cho. Theo dõi lần theo các dấu vết phát hiện virus đã lan đến 224 địa điểm khác nhau của 18 bang tại Brazil (quốc gia có khoảng 34 triệu con lợn vào thời điểm đó). Virút được phát hiện ở các trang trại lớn và một số lượng lợn cũng đã được bán vào các khu vực nghèo hơn của thành phố Rio de Janeiro. Sau đó, 5 tiểu bang đã báo cáo hơn 20 địa điểm có kết quả dương tính với DTLCP - bao gồm các vùng chăn nuôi lợn lớn như Paraná và Santa Catarina, ngoài ra còn có São Paulo, Rio de Janeiro và Pará, ở phía bắc của đất nước.
|
|
Lợn được thiêu hủy trong một hố chôn tập thể tại một trang trại ở
Mato Grosso, tháng 6 năm 1978. Ảnh: Dr Tânia Maria de Paula Lyra |
Trong các bài viết khác và theo báo cáo của chuyên gia DTLCP - Tiến sĩ Tânia Maria de Paula Lyra cho thấy, một kế hoạch khẩn cấp đã được đưa ra với cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn và đã tiêu hủy gần 67.000 con lợn với chi phí 1,8 triệu USD. Tuy nhiên, không giống như ở Haiti hay Cộng hòa Dominican, chính quyền Brazil đã chọn cách nhắm vào các mục tiêu cụ thể hơn là phương pháp tiêu hủy toàn bộ. Năm 1981, Moura đã cho biết, dựa vào mẫu dương tính do các phòng thí nghiệm kiểm soát có tổng số ca nhiễm lên tới 231. Tuy nhiên, đây là lần cuối cùng còn nghe về DTLCP ở Brazil, như là một minh chứng về sự thành công của cách tiếp cận của chính phủ nước này. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1983, quốc gia này chính thức tuyên bố là đã xóa sổ DTLCP.
Đáng chú ý là DTLCP ở Brazil cho thấy sự thay đổi về độc lực. Ở một số nơi, khi nhiễm virus có tỷ lệ chết 100%, trong khi ở những nơi khác, tỷ lệ chết thấp hơn cũng được ghi nhận. Trong bối cảnh này, cần lưu ý rằng virus Brazil có kiểu gen I, không giống như các đợt bùng phát dịch hiện nay ở châu Á và châu Âu (kiểu gen II). Chuyên gia của DTLCP, Tiến sĩ Mary Louise Penrith, ở Nam Phi, đã bình luận trên Pig Progress: « Có rất nhiều suy đoán về việc liệu có sự thay đổi trong độc tính học quan sát được ở Brazil có nguyên nhân chủ yếu (nếu không muốn nói là hoàn toàn) đến từ yếu tố ngay bản thân con lợn. Nhiều con lợn ở trong tình trạng, đề kháng rất kém và điều này có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của virus.
|
|
Thức ăn thừa từ các máy bay được tìm thấy tại trang trại ở Paracambi, RJ, Brazil,
vào tháng 4 năm 1978. Ảnh: Dr Tânia Maria de Paula Lyra |
Điều thứ hai, trước và trong khi dịch bệnh bùng phát ở Brazil, lợn đã được tiêm vắc-xin DTL và theo suy đoán rằng mặc dù điều đó sẽ không trực tiếp bảo vệ đàn lợn chống lại DTLCP, nhưng nó có thể đã tăng phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của con vật làm thay đổi phản ứng của lợn đối với mầm bệnh».
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng - sự bùng phát DTLCP đến từ đâu? Có thể từ một chủ trang trại lợn, người cũng đang làm việc tại sân bay Rio de Janeiro gần đó, nơi vừa mở một nhà ga mới. Nơi mà, như Tiến sĩ De Paula Lyra giải thích, vào thời điểm đó không có lò đốt cho thức ăn thừa được mang từ châu Âu sang. Chủ trang trại lợn nêu trên đã làm lây lan mầm bệnh đơn giản bằng việc mang thức ăn thừa về nhà từ các máy bay từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (những quốc gia mà kiểu gen I của DTLCP đang hiện diện vào thời điểm đó) và trộn chúng với khẩu phần thức ăn cho lợn. Trong trang trại của ông ta, thức ăn thừa đã được tìm thấy, cùng với các bộ dao kéo còn dán nhãn của hãng hàng không.