MÔ TẢ TÓM TẮT CÁC HỌC PHẦN
Khối kiến thức đại cương:
CN01103. Đa dạng sinh học (Biodiversity) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm: 5 chương lý thuyết về khái niệm và đo lường đa dạng sinh học; Sự phân bố và các giá trị của đa dạng sinh học; Sự suy thoái đa dạng sinh học; Bảo tồn đa dạng sinh học; Đa dạng sinh học ở Việt Nam.
CN01201. Vi sinh vật đại cương (General microbiology) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm: 6 chương lý thuyết về đặc điểm, vai trò và vị trí của vi sinh vật; Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh sản của vi sinh vật; Sinh lý học vi sinh vật; Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật; Di truyền vi sinh vật; Sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên.
CN01203. Tập tính và phúc lợi động vật (Animal Behaviour and Welfare) (2TC:1,5-0,5-6). Học phần đề cập đến cơ chế sinh học của tập tính, chức năng của các tập tính. Giải thích các cơ chế tập tính trên cơ sở sinh lý và di truyền. Ảnh hưởng của môi trường đến tấp tính của động. Tìm hiểu các biểu hiện của tập tính ở các loại vật nuôi. Các phương pháp nghiên cứu tập tính vật nuôi và ứng dụng tập tính vào thực tiễn chăn nuôi. Các vấn đề về animal welfare, ảnh hưởng của welfare đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và sức khoẻ của con người, biện pháp cải thiện welfare trong chăn nuôi.
CN01703. Viết tài liệu khoa học (Writing a scientific paper) (2TC: 1,5-0,5-6). Nghiên cứu khoa học và tài liệu khoa học; Văn phong khoa học; Đề cương và kết quả nghiên cứu; Tên đề tài; Đặt vấn đề; Tổng quan tài liệu; Vật liệu và phương pháp nghiên cứu; Kết quả và thảo luận; Kết luận, tóm tắt và từ khoá; Trích dẫn và tài liệu tham khảo.
KN01008 Kỹ năng bán hàng (Sales Skills) (2TC: 2-0-6). Tổng quan về bán hàng; Phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần thiết của nhân viên bán hàng; Hành vi mua sắm của người tiêu dùng và các tổ chức; Quy trình bán hàng và kỹ năng bán hàng cho từng loại khách hàng; Kỹ năng tổ chức và quản lý lực lượng bán hàng.
KN01009 Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skills): (2TC: 1-1-6). Tổng quan về kỹ năng thuyết trình, xây dựng cấu trúc một bài thuyết trình, một số kỹ năng nâng cao hiệu quả kĩ năng thuyết trình, thực hiện bài thuyết trình, luyện tập và đánh giá hiệu quả bài thuyết trình, trình diễn kĩ năng thuyết trình.
KN01010 Kỹ năng làm việc với các bên liên quan (Skills to work with the stakeholder) (2TC: 2-0-6). Giới thiệu về các bên liên quan và ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống; Kỹ năng xác định các bên liên quan; Kỹ năng phân tích các bên liên quan; Kỹ năng hợp tác và làm việc với các bên liên quan
ML01005. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology) (2TC: 2-0-6). Nội dung học phần là tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
ML01009. Pháp luật đại cương (Introduction to Laws) (2 TC: 2-0-6). Một số vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; Một số nội dung cơ bản về Nhà nước và Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nội dung cơ bản của Luật Dân sự và Luật Hình sự; Nội dung cơ bản của Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình; Nội dung cơ bản của Luật Hành chính và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
ML01020. Triết học Mác-Lênin (Philosophy of Marxism and Leninism) (3TC: 3-0-9). Học phần gồm 3 chương giúp sinh viên hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác-Lênin, xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật. Nội dung bao gồm: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống; chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế-xã hội, giai cấp và dân tộc, nhà nước và cách mạng xã hội, ý thức xã hội, triết học về con người.
ML01021. Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Political economy of Marxism and Leninism) (2TC: 2-0-6). Học phần gồm 6 chương giúp sinh viên hiểu biết những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác-Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Nội dung bao gồm: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lênin; hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường; giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
ML01022. Chủ nghĩa xã hội khoa học (Socialism) (2TC: 2-0-6). Học phần gồm 7 chương giúp sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về chủ nghĩa xã hội khoa học. Nội dung bao gồm: Nhập môn chủ nghĩa xã hội khoa học; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa; cơ cấu xã hội hội-giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
ML01023. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Vietnamese Communist Party History) (2TC: 2-0-6). Học trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản, hệ thống, cốt lõi về: sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930); quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1975-2018); khẳng định những thành công, hạn chế, tổng kết kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
MT01002. Hóa hữu cơ (Organic Chemistry) (2TC: 1,5-0,5-6). Lý thuyết cơ bản của hóa học hữu cơ: Đồng phân và ảnh hưởng tương hỗ giữa các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Cấu tạo và tính chất cơ bản của các nhóm chức hữu cơ quan trọng. Cơ chế chính của các phản ứng hữu cơ. Cấu tạo và tính chất của một số nhóm hữu cơ thiên nhiên: Gluxit, lipit, axit amin, protein, ancaloit, tecpenoit… 3 bài thực hành trong phòng thí nghiệm.
MT01004. Hóa phân tích (Analytical Chemistry) (2TC: 1,5-0,5-6). Khái niệm, vai trò của hóa phân tích, phân loại phương pháp; các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích. Nguyên tắc cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng, cách tính kết quả trong phương pháp phân tích khối kết tủa. Nguyên tắc, các khái niệm cơ bản, yêu cầu của phản ứng chuẩn độ, phân loại các phương pháp chuẩn độ, cách pha dung dịch tiêu chuẩn, cách xây dựng đường chuẩn độ, lựa chọn chỉ thị, tính toán kết quả trong phương pháp phân tích khối lượng kết tủa.
MT01008. Sinh thái môi trường (Ecology and Environment) (2TC: 2-0-6). Khái niệm chung về sinh thái học, mối tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường ở mức cá thể; quần thể và quần xã. Quần thể sinh vật: khái niệm, các đặc trưng và động thái; Quần xã sinh vật: khái niệm, thành phần, các đặc trưng và động thái; Hệ sinh thái: Thành phần, cấu trúc và động thái của hệ sinh thái; Các hệ sinh thái chính; mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển.
SH01001. Sinh học đại cương (General Biology) (2TC: 1,5-0,5-6). Tổng quan tổ chức cơ thể sống; Cấu trúc tế bào; Phân bào và quá trình sinh sản; Tính cảm ứng và thích nghi của sinh vật; Tiến hóa.
SH01006. Sinh học phân tử đại cương (Fundemental Molecular Biology) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm 07 chương lý thuyết gồm (1) Lược sử phát triển của sinh học phân tử, (2) Các đại phân tử sinh học: Acid nucleic và Protein, (3) Cấu trúc gen và hệ gen của sinh vật, (4) Sự tái bản DNA, (5) Cơ chế gây biến đổi DNA, (6) Sự phiên mã và của gen và cơ chế điều hòa phiên mã, (7) Mã di truyền và quá trình dịch mã; và 3 bài thực hành gồm (1) Mô hình cấu trúc phân tử DNA (2) Tách chiết DNA. (3) Tính chất vật lý và hóa học của phân tử DNA và RNA.
SN00010. Tiếng Anh bổ trợ (An Introduction to CEFR-based Tests) (1TC: 1-0-3). Giới thiệu sơ lược về Chương trình Tiếng Anh cơ bản đối với sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu cấu trúc và dạng bài trong bài thi năng lực tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu. Nội dung bài tập của học phần gồm 2 phần: Section A-Grammar and Reading (Ngữ pháp và Đọc hiểu); Section B-Listening (Nghe hiểu); mỗi phần gồm một số bài tập theo các dạng bài có thể xuất hiện trong bài thi năng lực tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu.
SN00011. Tiếng Anh 0 (English 0) (2TC: 2-0-6). Học phần gồm các phần thực hành kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết và giới thiệu từ vựng, ngữ pháp gắn với chủ đề bài học: làm quen và giới thiệu bản thân, kể về công việc hàng ngày, cùng đi mua sắm, kể về gia đình. Sinh viên sử dụng vốn từ vựng đã học và cấu trúc ngữ pháp thì hiện tại đơn, “there is/are” và các tính từ sở hữu/ đại từ sở hữu để luyện các câu giao tiếp, nghe hiểu đoạn hội thoại đơn giản và viết các đoạn ngắn trong tình huống gắn với chủ đề bài học.
SN01016. Tâm lý học đại cương (Introdution to Psychology) (2TC: 2-0-6). Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Tâm lý học như đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học; bản chất của tâm lý người; các cơ sở tự nhiên cơ sở xã hội của tâm lý; sự hình thành tâm lý, ý thức; hoạt động nhận thức; đời sống tình cảm và nhân cách của con người.
SN01032. Tiếng Anh 1 (English 1) (3TC: 3-0-9). Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên với thì hiện tại đơn,trạng từ chỉ tần suất, danh động từ, câu so sánh, các động từ khuyết thiếu như can và can’t, must và have to; cung cấp lượng từ vựng cần thiết dùng trong giao tiếp hàng ngày về các chủ điểm quen thuộc như công việc, kỳ nghỉ, thành phố, động vật hoang dã và thể thao. Môn học rèn cách phát âm, luyện trọng âm câu, ngữ điệu trong câu hỏi; rèn và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết liên quan đến các chủ đề công việc, kỳ nghỉ, thành phố, động vật hoang dã và thể thao.
SN01033. Tiếng Anh 2 (English 2) (3TC: 2-1-9). Học phần gồm 10 bài Unit 6. Good luck, bad luck: Sử dụng mẫu câu thời quá khứ đơn, các cụm với “get”, từ vựng về may mắn xui xẻo nói và nghe về chủ đề may mắn, xui xẻo; đọc hiểu 1 bài báo về một tên trộm may mắn và 1 bài đọc về lịch sử và sự phát triển của sổ xố; viết 1 câu chuyện về may mắn/ xui xẻo. Unit 7. My favorite things: Sử dụng mẫu câu thời hiện tại hoàn thành và từ vựng về đồ vật để nói và nghe về đồ vật mà mọi người sưu tầm, các sở thích sưu tầm đồ vật; đọc hiểu bài báo về những người sưu tầm đầy đam mê; phát triển kỹ năng nghe/ đọc đoán trước nội dung của bài dựa vào tiêu đề, sử dụng hợp lý các trạng từ chỉ mức độ really, very, so trong giao tiếp; viết đoạn văn mô tả đồ vật yêu thích. Unit 8. Memorable experiences: Sử dụng thời quá khứ đơn và tiếp diễn để nói và kể về cảm giác, các kỷ niệm tuổi thơ, tai nạn; đọc hiểu và viết đoạn văn về những trải nghiệm đáng nhớ. Unit 9. I love chocolate: Sử dụng các mẫu câu bị động và từ vựng liên quan đến chủ để ăn uống nói và nghe về công thức nấu ăn, dùng các cụm từ chỉ lượng và các từ like, such as, for example; đọc hiểu bài viết về Sô cô la; viết một bài viết về món ăn/ đồ uống nào đó. Unit 10. How can we help? Sử dụng các đại từ làm tân ngữ và các mẫu động từ hợp lý, các vốn từ về thảm hoạ tự nhiên trong nói và nghe về chủ đề giúp đỡ người khác, công tác từ thiện; đọc hiểu bài báo về các mục đích của việc tái chế và các tổ chức từ thiện trên toàn thế giới; viết kế hoạch về những việc làm từ thiện.
TH01011. Toán cao cấp (Advanced Mathematics) (3TC: 3-0-9). Học phần gồm các kiến thức cơ bản về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính; các phép tính vi phân hàm sô một biến số và hàm số nhiều biến số; phép tính tích phân hàm số một biến số và các khái niệm cơ bản về phương trình vi phân, cách giải một số phương trình vi phân cấp một.
TH01007. Xác suất thống kê (Probability and Statistics) (3TC: 3-0-9). Học phần gồm 6 chương với nội dung: Thống kê mô tả; Xác suất; Biến ngẫu nhiên; Ước lượng tham số; Kiểm định giả thuyết thống kê; Tương quan và hồi quy.
TH01009. Tin học đại cương (Introduction to Informatics) (2TC: 1,5-0,5-6). Giới thiệu chung về tin học; Cấu trúc máy tính; Phần mềm máy tính và hệ điều hành; Mạng máy tính và Internet; Các vấn đề xã hội của công nghệ thông tin; MS Word; MS PowerPoint và
MS Excel.
Khối kiến thức cơ sở ngành:
CN02101. Động vật học (Zoology) (3TC: 2-1-9). Học phần gồm: 10 chương lý thuyết về các ngành Động vật nguyên sinh; Ngành Động vật thân lỗ; Ngành Ruột túi, Sứa lược; Ngành Giun dẹp; Nhóm ngành Giun tròn; Ngành Giun đốt; Ngành Thân mềm; Ngành Chân khớp; Ngành Da gai; Ngành Dây sống. Ba bài thực hành về động vật không xương sống và ba bài thực hành về động vật có xương sống.
CN02301. Hóa sinh đại cương (General Biochemistry) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm 8 chương lý thuyết: Protein và acid amin; Vitamin; Enzyme; Nucleic acid; Trao đổi protein và acid amin; Carbohydrate và trao đổi carbohydrate; Lipid và trao đổi lipid; Trao đổi chất và năng lượng.
CN02302. Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm 7 chương lý thuyết: Hormone; Màng sinh học và sự vận chuyển các chất qua màng; Hóa sinh miễn dịch; Trao đổi carbohydrate ở động vật; Trao đổi lipid ở động vật; Trao đổi protein ở động vật; Mối liên hệ giữa các quá trình chuyển hóa.
CN02303. Sinh lý động vật 1 (Animal Physiology 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần bao gồm 6 chương lý thuyết trình bày về sinh lý hệ thống các cơ quan điều khiển trong cơ thể như: Sinh lý thần kinh, sinh lý nội tiết, sinh lý hưng phấn… và 3 buổi thực hành liên quan đến các thí nghiệm chứng minh các chương lý thuyết đã học.
CN02305. Sinh lý động vật 2 (Animal Physiology 2) (2TC:1,5-0,5-6). Học phần bao gồm 6 chương lý thuyết trình bày về sinh lý hệ thống các cơ quan trong cơ thể như: sinh lý tiêu hóa, sinh lý máu, sinh lý tuần hoàn, sinh lý hô hấp, sinh lý bài tiết, sinh lý sinh sản… và 3 buổi thực hành liên quan đến các thí nghiệm chứng minh các chương lý thuyết đã học.
CN02501. Di truyền động vật (Animal genetics) (2TC: 1,5-0,5-6). Các kiến thức về cơ sở vật chất di truyền, cơ sở di truyền phân tử, di truyền giới tính, di truyền miễn dịch, di truyền quần thể và di truyền tính trạng số lượng.
CN02502. Di truyền số lượng (Quantitative genetics) (2TC: 1,5-0,5-6). Di truyền quần thể và ứng dụng; tính trạng số lượng; giá trị và phương sai di truyền; quan hệ di truyền; và các tham số di truyền.
CN02601. Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) (3TC: 2,5-0,5-9). Dinh dưỡng nước, protein, vitamin, khoáng và hydrat cacbon; các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (phân tích thức ăn, thử mức tiêu hoá, cân bằng N và C); cân bằng năng lượng và một số phương pháp xác định, ước tính giá trị năng lượng của các loại thức ăn. Nhu cầu dinh dưỡng của động vật nuôi; Khái niệm tiêu chuẩn ăn, các tiêu chuẩn ăn cho gia súc, gia cầm.
CN02701. Thiết kế thí nghiệm (Experimental Design) (2TC: 1,5-0,5-6). Một số khái niệm trong thống kê mô tả; Ước lượng và kiểm định giả thiết; Một số khái niệm về thiết kế thí nghiệm; Thiết kế thí nghiệm một nhân tố (hoàn toàn ngẫu nhiên, khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, ô vuông latinh); Thiết kế thí nghiệm hai nhân tố (chéo nhau); Tương quan và hồi quy tuyến tính; Bảng tương liên. Học phần tiên quyết: Xác xuất thống kê.
TY02001. Giải phẫu vật nuôi 1 (Domestic animal anatomy 1) (3TC: 2-1-9). Học phần giới thiệu cấu trúc cơ thể của các động vật nuôi: Bò, Trâu, Lợn, Ngựa, Chó, Mèo, Gia cầm. Nội dung chính của môn học bao gồm: Giới thiệu về các hệ cơ quan trong cơ thể (hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh và các giác quan, hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ nội tiết, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh dục); vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể, phân bố mạch quản-thần kinh, chức năng của cơ quan và mối liên hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
TY02003. Mô học 1 (Veterinary Histology 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Các khái niệm cơ bản; Tế bào học, Biểu mô, Mô liên kết, Mô cơ, Mô thần kinh.
TY02020. Bệnh lý học thú y 1 (Veterinary Pathology 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Các khái niệm cơ bản; Bệnh lý rối loạn điều hòa nhiệt; Tổn thương cơ bản ở tế bào và mô; Rối loạn chuyển hóa các chất-thoái hóa mô bào; Bệnh lý rối loạn tuần hoàn cục bộ; Viêm và sự tu sửa
vết thương.
TY02022. Vi sinh vật và miễn dịch học thú y (Veterinary microbiology and immunology) (2TC: 1,5-0,5-6). Bài mở đầu; Khái niệm về miễn dịch và phân loại miễn dịch; Miễn dịch không đặc hiệu; Miễn dịch đặc hiệu; Sai lạc miễn dịch và miễn dịch bệnh lý; Họ Micrococcaceae; Họ Corynebacteriaceae; Họ Parvobacteriaceae; Họ Clostridiaceae; Họ Spirochaetaceae; Họ Bacillaceae; Họ Enterobacteriaceae; Nhóm virus gây bại huyết; Nhóm virus hướng thượng bì; Nhóm virus gây suy giảm miễn dịch; Nhóm virus gây bệnh ở hệt thống thần kinh trung ương.
Khối kiến thức chuyên ngành:
CN03101. Chọn lọc và Nhân giống vật nuôi (Animal breeding) (3TC: 2,5-0,5-9). Thuần hoá, thích nghi và khái niệm giống vật nuôi. Đánh giá các tính trạng vật nuôi. Hệ phổ và quan hệ di truyền giữa các cá thể. Các tham số di truyền và hiệu quả chọn lọc. Giá trị giống và các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi. Tổ chức chọn lọc giống vật nuôi. Nhân giống thuần chủng. Các phương pháp lai giống. Hệ thống tổ chức công tác giống. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
CN03102. Di truyền phân tử ứng dụng trong chăn nuôi (Applied molecular genetics in animal science) (2TC: 1,5-0,5-6). Cấu tạo, cấu trúc không gian của phân tử axit nucleic. Sao mã, phiên mã, dịch mã, điều hòa phiên mã dịch mã. Các kỹ thuật PCR, giải trình tự. Các chỉ thị phân tử trong chọn giống. Các chỉ thị phân tử trong đánh giá đa dạng, bảo tồn giống vật nuôi.
CN03201. Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi (Applied microbiology in animal science) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần gồm 5 chương lý thuyết: Ứng dụng VSV trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi; Ứng dụng VSV trong sinh tổng hợp các sản phẩm dùng trong chăn nuôi; Hệ VSV đường tiêu hóa và vai trò của các VSV probiotic trong chăn nuôi; VSV trong các sản phẩm chăn nuôi; Ứng dụng VSV trong xử lý chất thải chăn nuôi.
CN03302. Thức ăn chăn nuôi (Animal Feeds and Feeding) (2TC: 1,5-0,5-6). Phân loại thức ăn; Thức ăn giàu năng lượng; Thức ăn giàu protein; Thức ăn thô; Nguyên lý sử dụng chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi; Xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm.
CN03303. Cây thức ăn chăn nuôi (Feed crops) (2TC: 1,5-0,5-6). Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn chăn nuôi; Một số cây hòa thảo sử dụng trong chăn nuôi; Một số cây đậu sử dụng trong chăn nuôi; Một số cây thức ăn chăn nuôi khác; Xây dựng và quản lý đồng cỏ chăn thả; Dự trữ cỏ làm thức ăn gia súc.
CN03304. Nguyên lý và áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
(2TC: 2-0-6). Thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm; Nguyên lý và nguyên tắc hệ thống HACCP trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; Các mối nguy và kiểm soát các mối nguy trong các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý an toàn các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Lập kế hoạch và đăng ký công nhận hệ thống HACCP các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
CN03305. Công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp (Industrial Feed Technology)
(2TC: 2-0-6). Phương pháp chế biến nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Quản trị nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
CN03306. Đánh giá chất lượng thức ăn (Feed Quality Evaluation) (2TC: 1,5-0,5-6). Các khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. Hệ thống thiết bị phân tích thức ăn chăn nuôi. Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Xây dựng phòng kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi. Quản lý, đăng ký và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi.
CN03307. Thức ăn bổ sung và phụ gia (Feed supplements and additives) (2TC: 1,5-0,5-6). Khái niệm và phân loại chất phụ gia thức ăn chăn nuôi; Chất phụ gia công nghệ; Chất phụ gia dinh dưỡng; Chất phụ gia cải thiện tính chất cảm quan; Chất phụ gia chăn nuôi; Sản xuất premix khoáng-vitamin.
CN03308. Bệnh dinh dưỡng vật nuôi (Nutritional disease in animals) (2TC: 2-0-6).
Đại cương về bệnh dinh dưỡng; Một số bệnh do thiếu và thừa các chất dinh dưỡng; Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi; Kim loại nặng trong thức ăn chăn nuôi và nước uống; Một số chất có hại trong thức ăn chăn nuôi: chất có hại trong thức ăn nguồn gốc thực vật, động vật; Một số bệnh trao đổi chuyển hoá ở động vật nuôi.
CN03501. Chăn nuôi lợn (Pig Production) (3TC: 2-1-9). Học phần gồm có phần mở đầu giới thiệu khái quát tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam và trên thế giới và 08 chương lý thuyết: Nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học ở lợn; Giống và công tác quản lý giống lợn; Nhu cầu dinh dưỡng và Thức ăn của lợn; Chuồng trại chăn nuôi lợn; Kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống; Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản; Kỹ thuật chăn nuôi lợn con; Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
CN03502. Chăn nuôi trâu bò (Cattle and Buffalo production) (3TC: 2-1-9). Tổng quan về chăn nuôi trâu bò trong nước và trên thế giới; Giống và công tác giống trâu bò; Dinh dưỡng và thức ăn của trâu bò; Chuồng trại trâu bò; Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sinh sản, bê nghé, trâu bò thịt sữa và trâu bò cày kéo. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
CN03503. Chăn nuôi gia cầm (Poultry production) (3TC: 2-1-9). Tổng quan về chăn nuôi gia cầm trong nước và thế giới. Những đặc điểm sinh lý, giải phẫu quan trọng của gia cầm; Giống và công tác giống gia cầm; Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm; Sức sản xuất; Ấp trứng nhân tạo; Chuồng trại, thiết bị và dụng cụ chăn nuôi gia cầm; Kỹ thuật nuôi các loại gà; Kỹ thuật nuôi vịt ngan. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
CN03504. Chăn nuôi dê và thỏ (Goat and rabit production) (2TC:1,5-0,5-6). Tổng quan về tình hình chăn nuôi dê và thỏ trong nước và trên thế giới; Giống và công tác giống dê và thỏ; Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn của dê và thỏ; Chuồng trại nuôi dê và nuôi thỏ; Kỹ thuật chăn nuôi các loại dê; Kỹ thuật chăn nuôi các loại thỏ.
CN03506. Chăn nuôi đà điểu và chim (Ostrict and Bird productions) (2TC: 1,5-0,5-6). Đặc điểm sinh học cơ bản của đà điểu, bồ câu và chim cút; Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu; Kỹ thuật chăn nuôi bồ câu; Kỹ thuật chăn nuôi chim cút; Kỹ thuật ấp trứng đà điểu và chim cút. Thực hành kỹ thuật thiết kế chuồng trại nuôi bồ câu công nghiệp.
CN03509. Quản lý chất thải chăn nuôi (Livestock waste management) (2TC: 1,5-0,5-6). Tổng quan về tình hình ô nhiễm môi trường và Quản lý chất thải chăn nuôi; Quản lý chất thải rắn; Quản lý chất thải lỏng; Quản lý chất thải khí trong chăn nuôi; Sản xuất sạch hơn trong chăn nuôi.
CN03510. Hệ thống nông nghiệp (Agrarian systems) (2TC:1,5-0,5-6). Vai trò, xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam; Lý thuyết hệ thống; Động thái các hệ thống nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam; Nông hộ và hệ thống nông hộ; Chẩn đoán và phát triển các hệ thống nông nghiệp.
CN03512. Chuồng trại và quản lý chất thải chăn nuôi (Animal house and waste management) (2TC: 1,5-0,5-6). Tổng quan về vai trò, tầm quan trọng của chuồng trại và quản lý chất thải chăn nuôi; Các loại chuồng trại chính: chuồng thông thoáng tự nhiên và chuồng kín; Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng chuồng trại; Nguyên tắc bố trí mặt bằng, hệ thống các công trình xây dựng cơ bản và phụ trợ trong một cơ sở chăn nuôi; vật liệu xây dựng; cấu trúc nền, tường, mái chuồng. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn, lỏng và khí. Các kỹ thuật cơ bản để tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
CN03802. Rèn nghề chăn nuôi 1 (Vocational practice of animal production 1) (1TC: 0-1-3).
Thực hành các qui trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn đực giống; Lợn nái sinh sản ở các giai đoạn; Lợn con từ sơ sinh đến cai sữa và lợn thịt; Thực hành kỹ thuật phối giống; Qui trình vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng dịch bệnh; Phương pháp điều trị các bệnh thường gặp ở lợn.
CN03804. Rèn nghề chăn nuôi 2 (Vocational practice of animal production2) (1TC: 0-1-3). Thực hành các qui trình chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm (gà, vịt, chim bồ câu, chim trĩ) hoặc gia súc nhai lại và cách chế biến dự trữ thức ăn cho gia cầm hoặc gia súc nhai lại; thực hành quy trình chọn tạo và nhân giống gia cầm (gà, vịt, chim bồ câu) hoặc gia súc nhai lại; Các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và vệ sinh phòng trừ dịch bệnh.
CN04806. Rèn nghề sản xuất thức ăn (Feed production Practice) (3TC: 0-3-9). Đánh giá nguyên liệu và thức ăn trong trang trại chăn nuôi; Thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi; Thực hành sản xuất và thử nghiệm một số loại thức ăn cho trang trại chăn nuôi; Thiết bị dây chuyền và quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp. Hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tổ chức sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
CN04813. Thực tập giáo trình chăn nuôi 1 (Animal production field work 1) (10TC: 0-10-30). Sinh viên được tổ chức đi thực tập giáo trình tại cơ sở chăn nuôi lợn theo các đề cương do bộ môn thông qua. Cuối đợt thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập giáo trình và nghe một số chuyên đề, hội thảo, seminar.
CN04814. Thực tập giáo trình chăn nuôi 2 (Animal production field work 2) (10TC: 0-10-30). Sinh viên được tổ chức đi thực tập giáo trình tại cơ sở chăn nuôi gia súc nhai lại hoặc gia cầm theo các đề cương do bộ môn thông qua; cuối đợt thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập giáo trình và được dự một số chuyên đề, hội thảo, seminar.
CN04815. Thực tập giáo trình sản xuất thức ăn (Feed production fieldwork) (10TC: 0-10-30). Tìm hiểu và tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi ở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp.
CN04816. Thực tập giáo trình chăn nuôi 1 (Animal production field work 1) (7TC: 0-7-21). Sinh viên được tổ chức đi thực tập giáo trình tại cơ sở chăn nuôi lợn theo các đề cương do bộ môn thông qua. Cuối đợt thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập giáo trình và nghe một số chuyên đề, hội thảo, seminar.
CN04817. Thực tập giáo trình chăn nuôi 2 (Animal production field work 2) (7TC: 0-7-21). Sinh viên được tổ chức đi thực tập giáo trình tại cơ sở chăn nuôi gia súc nhai lại/gia cầm theo các đề cương do bộ môn thông qua; cuối đợt thực tập sinh viên nộp báo cáo thực tập giáo trình và được dự một số chuyên đề, hội thảo, seminar.
CN04995. Khóa luận tốt nghiệp (Thesis) (10TC: 0-10-30). Xây dựng đề cương khóa luận tốt nghiệp; Thiết kế phiếu điều tra hoặc bố trí thí nghiệm; Điều tra về chăn nuôi trên thực địa, triển khai thí nghiệm về dinh dưỡng, sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sản xuất hoặc tại phòng thí nghiệm liên quan đến chăn nuôi; Xử lý và phân tích số liệu; Viết báo cáo và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp; Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
CN04996. Khóa luận tốt nghiệp (Thesis) (10TC: 0-10-30). Xây dựng đề cương khóa luận tốt nghiệp; Thiết kế phiếu điều tra hoặc bố trí thí nghiệm; Điều tra về chăn nuôi trên thực địa, triển khai thí nghiệm về giống vật nuôi, sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sản xuất hoặc tại phòng thí nghiệm liên quan đến chăn nuôi; Xử lý và phân tích số liệu; Viết báo cáo và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp; bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
CN04998. Khóa luận tốt nghiệp (Thesis) (10TC: 0-10-30). Xây dựng đề cương khóa luận tốt nghiệp; Thiết kế phiếu điều tra hoặc bố trí thí nghiệm; Điều tra về chăn nuôi & thú y trên thực địa, triển khai thí nghiệm về thú y, sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sản xuất hoặc tại phòng thí nghiệm liên quan đến chăn nuôi và thú y; Viết báo cáo và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp; Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Học phần tiên quyết: Sinh viên tích lũy ít nhất 70% số tín chỉ của chương trình đào tạo và điểm trung bình tích lũy lớn hơn hoặc bằng 2.0 hoặc hoàn thành tất cả các học phần trong chương trình đào tạo và điểm trung bình tích lũy lớn hơn hoặc bằng 1.95.
CD03434. Thiết bị trong công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi (Livestock Feed Processing Equipment) (3TC: 2-1-9). Khái niệm chung về cơ khí hóa sản xuất ăn chăn nuôi; Máy và thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi; Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất thức ăn chăn nuôi; Cơ sở thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi.
CD03204. Cơ khí chăn nuôi (Engineering in Animal Production) (2TC: 1,5-0,5-6). Cơ khí hoá các chuồng trại chăn nuôi; Hệ thống thiết bị cung cấp thức ăn; Hệ thống thiết bị cung cấp nước uống; Hệ thống thiết bị thu dọn phân; Hệ thống thông gió trong chuồng nuôi; Hệ thống thiết bị thu trứng; Liên hợp máy vắt sữa bò; Liên hợp máy ấp trứng gia cầm; Kỹ thuật giết mổ gia súc gia cầm; Tổ chức sử dụng máy chăn nuôi.
KQ03107. Marketing căn bản 1 (Basic of Marketing) (2TC: 2-0-6). Tổng quan về marketing; Hành vi khách hàng và thị trường mục tiêu; Chiến lược sản phẩm; Chiến lược giá; Chiến lược phân phối; Chiến lược xúc tiến hỗn hợp.
KT03031. Quản lý dự án (Project Management) (3TC: 3-0-9). Học phần bao gồm các nội dung hướng dẫn sinh viên các khái niệm cơ bản của môn học, cách quản lý chuẩn bị dự án, quản lý thực hiện dự án và cách thức quản lý sau dự án.
TS03710. Nuôi trồng thủy sản đại cương (General Aquaculture) (2TC: 1,5-0,5-6). Những khái niệm cơ bản trong NTTS. Đặc điểm sinh học một số loài cái nuôi. Quản lý chất lượng nước trong NTTS. Dinh dưỡng cá. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi những đối tượng phổ biến. Điều trị bệnh động vật thuỷ sản.
CN03304. Nguyên lý và áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
(2TC: 2-0-6). Khái niệm và nguyên lý hệ thống kiểm soát các mối nguy trong thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm; Hệ thống HACCP: khái niệm, nguyên tắc và các bước triển khai áp dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
SN03015. Tiếng Anh chuyên ngành Chăn nuôi-Thú y (English for Animal Production and Health) (2TC: 2-0-6). Organ and organ systems (Cơ quan và các hệ cơ quan); The digestive system (Hệ tiêu hoá); The skeletal system (Hệ xương); The excretory system (Hệ bài tiết); The circulatory system (Hệ tuàn hoàn); The respiratory sytem (Hệ hô hấp); The nervous system (Hệ thần kinh); Gastric function (Chế độ, khẩu phần thức ăn cho vật nuôi-lợn); Number of animals in herd/room (Số lượng vật nuôi trong một đàn/ chuồng và các với nguy cơ lây nhiễm bệnh; công tác lai tạo giống vật nuôi); General aspect of examination or evaluation (Vấn đề thăm khám, đánh giá sức khỏe và chọn giống vật nuôi).
SN03049. Tiếng Anh chăn nuôi (English for animal husbandry) (2TC: 2-0-6). Học phần cung cấp lượng từ vựng cơ bản liên quan đến các chủ điểm về khoa học vật nuôi; giải phẫu vật nuôi; sinh lý vật nuôi; dinh dưỡng vật nuôi; sinh sản vật nuôi; gen và di truyền giống. Học phần cũng giúp sinh viên rèn luyện khả năng đọc hiểu, viết, trình bày và thảo luận một số vấn đề cơ bản về chuyên môn trong chăn nuôi bằng tiếng Anh.
TS03710. Nuôi trồng thủy sản đại cương (General Aquaculture) (2TC: 1,5-0,5-6). Những khái niệm cơ bản trong NTTS. Đặc điểm sinh học một số loài cái nuôi. Quản lý chất lượng nước trong NTTS. Dinh dưỡng cá. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi những đối tượng phổ biến. Điều trị bệnh động vật thuỷ sản.
TY03007. Luật thú y (Veterinary Law) (1TC: 2-0-6). Về kiến thức: Giúp sinh viên chuyên ngành thú y hiểu được những nội dung cơ bản của Luật Thú y, các Nghị định và các văn bản hiện hành của Chính phủ liên quan đến việc thi hành Luật thú y. Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về pháp luật để nâng cao y thức trách nhiệm trong hoạt động Thú y, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật, bảo vệ sức khoẻ cho con người và môi trường sinh thái.
TY03011. Ký sinh trùng thú y 1 (Veterinary parasitology I) (2TC: 1,5-0,5-6). Ký sinh trùng học Thú y 1 giúp cho sinh viên nắm vững những nguyên lý cơ bản về ký sinh trùng học như ký sinh trùng, ký chủ, con đường xâm nhập, tác hại và những tác động của ký sinh trùng đối với ký chủ. Sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về căn bệnh, hình thái, vòng đời, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng bệnh tích, từ đó đề ra các phương pháp chẩn đoán và các biện pháp phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng chủ yếu ký sinh ở trâu bò, lợn và gia cầm.
TY03014. Vệ sinh thú y 1 (Veterinary Hygiene 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Các nguyên lý khoa học về vệ sinh môi trường không khí, nước, đất ứng dụng trong chăn nuôi động vật, giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm nguồn gốc động vật vì mục đích bảo vệ sức khỏe động vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm thực phẩm. Các nguyên lý khoa học về vệ sinh chuồng trại, vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh giết mổ.
TY03016. Vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật (Food safety of animal products) (2TC: 1,5-0,5-6). Đại cương về thực phẩm nguồn gốc động vật; Bệnh truyền qua thực phẩm nguồn gốc động vật do vi sinh vật, ký sinh trùng; Tồn dư kháng sinh, hóc môn, hóa chất, kim loại nặng trong thực phẩm nguồn gốc động vật; Thực phẩm độc và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
TY03017. Miễn dịch học ứng dụng (Applied Immunology) (2TC: 1,5-0,5-6). Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh; Miễn dịch học ứng dụng trong điều trị đặc hiệu; Miễn dịch học ứng dụng trong chẩn đoán.
TY03034. Thú y cơ bản (Introduction to Veterinary Medicine) (2TC: 1,5-0,5-6). Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh, các biện pháp khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh truyền nhiễm và bệnh kí sinh trùng ở vật nuôi.
TY03035. Chẩn đoán-Nội khoa (Veterinary Diagnosis and Veterinary Internal Medicine) (2TC: 1,5-0,5-6). Những kiến thức cơ bản về các phương pháp chẩn đoán lâm sàng: (quan sát, sờ nắn, gõ, nghe ở các khí quan trong cơ thể gia súc bị bệnh), những kiến thức cơ bản của điều trị học, đồng thời đi tìm hiểu những đặc điểm bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh nội khoa ở từng khí quan trong cơ thể gia súc.
TY3036. Dược và Độc chất học thú y (Veterinary pharmacology and Toxicology) (2TC: 1,5-0,5-6). Cơ sở khoa học của sự tương tác giữa thuốc, chất độc và cơ thể động vật gồm động học, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và độc lực của chất độc được trình bày. Phần chuyên khoa giới thiệu thuốc tác dụng trên thần kinh, thuốc chống viên, thuốc khử trùng và sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc trị ký sinh trùng. Bên cạnh đó, chất độc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật, vô cơ và nấm mốc được giảng dạy.
TY03043. Thực tập giáo trình Nội-Ngoại khoa thú y (Veterinary Fieldtrip) (4TC: 0-4-12). Các phương cố định gia súc; Trình tự khi khám một bệnh súc; Khám chung; Ứng dụng các phương pháp khám lâm sàng để khám các hệ thống cơ quan trong cơ thể; Xét nghiệm nước tiểu; Xét nghiệm máu; Chẩn đoán và điều trị các bệnh ngoại khoa như héc-ni, u máu, cắt tai, cắt đuôi, bấm nanh, áp xe, vết thương, thiến hoạn, mổ đẻ, gây tê phẫu thuật, cắt gọt móng. Các đường đưa thuốc vào cơ thể gia súc; Truyền dịch trên gia súc; Phong bế bằng Novocain; Phương pháp thụt rửa tử cung, âm đạo trên gia súc.
TY03051. Bệnh truyền nhiễm thú y 1 (Veterinary infectious diseases 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Bệnh truyền nhiễm chung giữa động vật và người; Bệnh truyền nhiễm của loài nhai lại; Bệnh truyền nhiễm của loài lợn và bệnh truyền nhiễm của gia cầm. Thực hành chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở đàn gia súc và gia cầm.
TY03053. Sinh sản gia súc 1 (Animal reproduction 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Sinh sản gia súc 1 gồm các nội dung liên quan đến hoạt động sinh sản của gia súc. Học phần mô tả về bản chất sinh học của sinh sản hữu tính, cơ chế sinh lý điều tiết quá trình sinh sản hữu tính, tính thành thục ở động vật có vú. Hoạt động sinh sản của gia súc đực và cái, sinh lý quá trình thụ tinh, hormone sinh sản và ứng dụng trong chăn nuôi-thú y. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc; Công nghệ cấy truyền phôi và khái quát về điều khiển giới tính trong sinh sản vật nuôi.
TY03060. Dịch tễ học thú y (Veterinary epidemiology) (2TC: 2-0-6). Mục tiêu và nhiệm vụ của dịch tễ học, khái niệm và thuật ngữ dùng trong dịch tễ học, dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm, các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, các thông số đo lường dịch tễ học, phương pháp nghiên cứu dịch tễ học, phương pháp chọn mẫu và tính số mẫu nghiên cứu, nghiên cứu phân tích dịch tễ học, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
TY03061. Rèn nghề lâm sàng thú y 2 (Veterinary professional training) (4TC: 0-4-12). Tiến hành điều trị cho gia súc người học cần biết các phương pháp tiếp cận, cố đinh cho các loại gia súc, cách kê đơn, ghi bệnh án cho gia súc, cách sử dụng các lại dụng cụ thú y và lập lịch tiêm phòng; Thăm khám cho gia súc là việc cần thiết để đưa ra chẩn đoán đầu tiên về bệnh của gia súc; Các thao tác điều trị cho gia súc như tiêm, truyền...; Thao tác phẫu thuật can thiệp các ca bệnh cụ thể cho gia súc.
TY03069. Bệnh sinh sản động vật (animal reproductive disease) (1TC: 0,7-0,3-3). Hiện tượng có thai; Quá trình đẻ; Những bệnh trong thời gian gia súc cái mang thai; Những bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ; Những bệnh sau khi gia súc sinh đẻ; Bệnh ở tuyến vú; Bệnh ở buồng trứng.
PCN01104. Động vật học (Zoology) (3TC: 2-1-9). Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh học, sinh thái các ngành, phân ngành động vật chính. Tên chương: Tổng quan về động vật; Đặc điểm cấu tạo, sinh học, sinh thái học các ngành động vật không xương sống; Đặc điểm cấu tạo, sinh học, sinh thái học các phân ngành có bao, không sọ; Đặc điểm cấu tạo, sinh học, sinh thái học các lớp trong phân ngành có xương sống. Phương pháp giảng dạy: Kết hợp thuyết trình của giảng viên, thảo luận nhóm và hướng dẫn các nội dung thực hành. Phương pháp đánh giá: Kết quả thảo luận, kết quả thực hành, thi giữa kỳ và thi hết học phần.
PCN01201. Vi sinh vật đại cương (General Microbiology) (2TC: 1-1-6). Khái niệm cơ bản về vi sinh vật; Ý nghĩa, vai trò của VSV trong hoạt động sống của con người và trong sản xuất nông lâm-ngư nghiệp; Mối quan hệ hữu cơ giữa VSV và môi trường tự nhiên; Tìm hiểu về hình thái, đặc tính sinh hóa, sinh lý, di truyền, cơ chế hoạt động của các nhóm vi sinh vật: virus, vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, vi tảo. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình của giảng viên; Thảo luận giữa giảng viên và người học; Thực hành. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần 0,1; Kiểm tra giữa kỳ 0,3; Thi cuối kỳ 0,6.
PCN01203. Tập tính và Animal Wefare (Animal Behaviour and Welfare) (2TC: 1,5-0,5-6). Nghiên cứu cơ chế sinh học của tập tính, chức năng của các tập tính. Giải thích các cơ chế tập tính trên cơ sở sinh lý và di truyền. Ảnh hưởng của môi trường đến tấp tính của động. Tìm hiểu các biểu hiện của tập tính ở các loại vật nuôi. Các phương pháp nghiên cứu tập tính vật nuôi và ứng dụng tập tính vào thực tiễn chăn nuôi. Môn học đề cập đến animal welfare, ảnh hưởng của welfare đến năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và sức khoẻ của con người, biện pháp cải thiện welfare cho các cơ sở chăn nuôi.
PCN01302. Viết tài liệu khoa học (Writing a Scientific Paper) (2TC: 1-1-6). Cung cấp hiểu biết về tài liệu khoa học, phân loại, cấu trúc của đề cương và kết quả nghiên cứu. Từ đó biết cách cách viết các phần trong đề cương và kết quả nghiên cứu. Tên chương: Khái niệm tài liệu khoa học; Viết đề cương và kết quả nghiên cứu; Các lỗi thường gặp khi viết văn bản khoa học. Phương pháp giảng dạy: kết hợp giới thiệu bài giảng với các đề cương, các tài liệu khoa học có trên thực tế để phân tích, nhận định những lỗi thường gặp. Người học tự nhận xét và đưa ra cách viết đúng. Phương pháp đánh giá: dựa trên ý thức, kiến thức, khả năng sửa lỗi thường gặp, kết hợp điểm đánh giá khả năng điễn đạt và thuyết trình.
PCN01702. Nhập môn chăn nuôi (Introductory Animal Production) (2TC: 2-0-6). Hiểu vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi đến sự bền vững của kinh tế-xã hội; nắm bắt các nguyên lý cần thiết, những tập tính và quyền lợi của động vật cũng như biết được các kỹ thuật cơ bản để chăn nuôi có hiệu quả. Tên chương: Tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của của vật nuôi; Những nguyên lý cơ bản trong chăn nuôi; Những khái niệm cơ bản về tập tính động vật và quyền lợi động vật; Những nội dung cơ bản trong sản xuất chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy có sự tham gia (phương pháp học chủ động tích cực, thảo luận nhóm).
PCN01104. Động vật học (Zoology) (3TC: 2-1-9). Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái các ngành, phân ngành động vật chính. Tên chương: Tổng quan về động vật; Đặc điểm sinh học, sinh thái học các ngành động vật không xương sống; Đặc điểm sinh học, sinh thái học các phân ngành có bao; không sọ; Đặc điểm sinh học, sinh thái học các lớp trong phân ngành có xương sống. Phương pháp giảng dạy: Kết hợp lên lớp lý thuyết, thảo luận nhóm và hướng dẫn các nội dung thực hành. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN02302. Hóa sinh động vật (Animal Biochemistry) (2TC: 1,5-0,5-6). Trao đổi protein ở động vật; Trao đổi lipid ở động vật; Trao đổi carbohydrate ở động vật; Hormone; Màng và sự vận chuyển qua màng. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy có sự tham gia (học chủ động tích cực, thảo luận), thực hành, seminar. Phương pháp đánh giá: theo quy định của Học viện. Học phần tiên quyết: Hóa hữu cơ.
PCN02303. Sinh lý động vật 1 (Animal Physiology 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Những kiến thức về hệ thống điều khiển chức năng sinh lý cơ thể động vật. Vai trò của Thần kinh và thể dịch trong điều khiển chức năng sinh lý. Tên chương: Hưng phấn; cơ-vận động; Nội tiết, Thần kinh trung ương; Thần kinh cấp cao; Stress và thích nghi. Phương pháp giảng dạy: tích cực, lấy người học làm trung tâm, cùng sự hỗ trợ các nguồn tài liệu liên quan, sinh viên tự tìm hiểu, tổng hợp sau đó thuyết trình với sự tham gia của giảng viên. Phương pháp đánh giá: dựa trên kiến thức, ý thức, khả năng tổng hợp kết hợp điểm đánh giá tư duy logic và khả năng thuyết trình.
PCN02305. Sinh lý động vật 2 (Animal Physiology 2) (2TC: 1,5-0,5-6). Cung cấp kiến thức cơ bản về chức năng các hệ cơ quan chính trong cơ thể động vật, đặc biệt vật nuôi chính. Tên chương: Tiêu hoá - hấp thu; máu; tuần hoàn; hô hấp; hệ bài tiết; sinh sản; tiết sữa. Phương pháp giảng dạy: giới thiệu lý thuyết về chức năng sinh lý hệ cơ quan trong cơ thể động vật kết hợp thực hành, thực tập, kiến tập, người học tự tổng hợp và trình bày trước giáo viên và sinh viên. Phương pháp đánh giá: dựa trên kiến thức, ý thức, khả năng tổng hợp, thuyết trình cũng như khả năng vận dụng thực tiễn Chăn nuôi và Thú y.
PCN02501. Di truyền động vật (Animal Genetics) (2TC: 1-1-6). Kiến thức cơ bản về vật chất di truyền, di truyền phân tử, số lượng và các ứng dụng trong chăn nuôi, thú y. Phương pháp giảng dạy: giảng dạy tích cực, nêu vấn đề kết hợp lý thuyết, thực hành, kiến tập, người học tự tổng hợp, trình bày và vận dụng vào thực tiễn. Tên chương: Cơ sở vật chất di truyền ở động vật; Ứng dụng di truyền phân tử trong chăn nuôi; Ứng dụng di truyền quần thể và di truyền tính trạng số lượng trong chăn nuôi. Phương pháp đánh giá: Thông qua việc tham dự phần lý thuyết và thực hành, các bài tập và việc sử dụng các kết quả này để áp dụng vào thực tế.
PCN02601. Dinh dưỡng động vật (Animal Nutrition) (3TC: 2,5-0,5-9). Hiểu được vai trò quan trọng của các chất dinh dưỡng, cách xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng và biết phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi. Tên chương: Vai trò và ảnh hưởng của nước; protein và aa; vitamin; khoáng; carbohydrate và lipit đối với vật nuôi; Các phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn; Cân bằng năng lượng, Phương pháp xác định, ước tính giá trị năng lượng của thức ăn và Xác định nhu cầu dinh dưỡng của một số loài vật nuôi; Tiêu chuẩn ăn. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình kết hợp thảo luận trên lớp và thực hành tại phòng thực tập. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN02701. Thiết kế thí nghiệm (Experimental Design) (2TC: 1-1-6). Học phần: Khái niệm, các yêu cầu và thiết kế thí nghiệm một nhân tố; hiểu ý nghĩa các tham số thống kê mô tả cùng các kiểm định thường sử dụng trong nghiên cứu chăn nuôi. Tên chương: Các khái niệm về thiết kế thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm một nhân tố (hoàn toàn ngẫu nhiên, khối ngẫu nhiên đầy đủ và ô vuông latinh). Các tham số thống kê mô tả, kiểm định t, Phân tích phương sai, kiểm định c², kiểm định chính xác của Fisher. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình; Thảo luận; Thực hành. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần (0,1); Kiểm tra giữa kỳ (0,1); Thi thực hành (0,2); Thi hết học phần (0,6). Học phần tiên quyết: Tin học ứng dụng.
PCN02702. Đa dạng sinh học (Biodiversity) (2TC: 1,5-0,5-6). Cung cấp những kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học. Tên chương: Những vấn đề cơ bản của đa dạng sinh học; Đa dạng sinh học trong các cảnh quan và hệ sinh thái; Những nguyên lý của sinh học bảo tồn; Ứng dụng sinh học bảo tồn trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình của giảng viên; thảo luận; thực hành tại phòng thí nghiệm; hướng dẫn tự học. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03101. Chọn lọc và nhân giống vật nuôi (Animal Breeding) (3TC: 2-1-9). Cung cấp các kiến thức về lịch sử chọn lọc và nhân giống vật nuôi, đặc điểm và hiện trạng các giống vật ở nước ta, đánh giá khả năng sản xuất, hiệu quả chọn lọc, các phương pháp chọn lọc, nhân giống và quản lý giống vật nuôi. Tên chương: Lịch sử phát triển của chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Giống, dòng vật nuôi, đặc điểm các giống vật nuôi ở Việt Nam. Đánh giá khả năng sản xuất của vật nuôi. Hiệu quả chọn lọc và các phương pháp chọn giống vật nuôi ở nước ta. Nhân giống thuần chủng và thực tiễn áp dụng. Các phương pháp lai giống và thực tiễn áp dụng. Quản lý công tác giống và các quy định của Nhà nước về giống vật nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kèm hình ảnh minh họa, kết hợp thảo luận nhóm hoặc seminar và thực hành. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03201. Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi (Applied Microbiology in Animal Science) (2TC: 1-1-6). Sử dụng các vi sinh vật có lợi trong chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi; Ứng dụng vsv trong dinh dưỡng, tiêu hóa, tiêu độc khử trùng và xử lý chất thải chăn nuôi. Tên chương: VSV ứng dụng trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi; VSV ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi; Hệ VSV đường tiêu hóa và vai trò của probiotics; Vi sinh vật trong các sản phẩm chăn nuôi; Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Lý thuyết có sử dụng powerpoint, video, hình ảnh kết hợp seminar, thảo luận trên lớp. Phương pháp đánh giá: 10% điểm chuyên cần+ 30% điểm kiểm tra giữa kỳ + 60% điểm cuối kỳ.
PCN03302. Thức ăn chăn nuôi (Animal Feeds and Feeding) (3TC: 1,5-1,5-6). Kiến thức chung về các nhóm thức ăn chính (giàu năng lượng, Protein, thô), phụ phẩm và các phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Đồng thời trang bị kiến thức về phụ gia sử dụng trong chăn nuôi. Tên chương: Đặc điểm của thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu protein, thức ăn thô; Đặc điểm dinh dưỡng của một số nguồn phụ phẩm nông nghiệp và chế biến nông sản; Vai trò của chất phụ gia thức ăn chăn nuôi; Các phương pháp chế biến thức ăn giàu tinh bột; Các phương pháp chế biến thức ăn thô. Phương pháp giảng dạy: Lên lớp lý thuyết kết hợp thảo luận trên lớp và thực hành tại phòng thực tập. Phương pháp đánh giá: Đánh giá theo quy định của Học viện.
PCN03303. Cây thức ăn chăn nuôi (Feed Crops) (2TC: 1-1-6). Kiến thức chung về các loại cây thức ăn chăn nuôi, phương pháp chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn chăn nuôi. Tên chương: Đặc điểm và phương pháp sử dụng các cây thức ăn bộ hòa thảo, bộ đậu và một số cây thức ăn chăn nuôi khác; Phương pháp chế biến cỏ khô và cỏ ủ chua. Phương pháp giảng dạy: Lên lớp lý thuyết kết hợp thảo luận giữa người học và người dạy, thực hành tại phòng thực tập. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03305. Công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp (Feed Technology) (2TC: 2-0-6). Phương pháp chế biến nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Quản trị nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có hình ảnh kết hợp với sự tham gia của người học, seminar. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03307. Thức ăn bổ sung và phụ gia (Feed Supplements and Additives) (2TC: 1-1-6). Cung cấp kiến thức chung về thức ăn bổ sung và phụ gia và công thức premix khoáng-vitamin. Tên chương: Khái niệm và phân loại thức ăn bổ sung và phụ gia; Giới thiệu một số nhóm thức ăn bổ sung và phụ gia; Xây dựng công thức premix khoáng-vitamin. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có với sự tham gia của người học, seminar và trao đổi. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03308. Bệnh dinh dưỡng vật nuôi (Nutritional Disease in Animals) (2TC: 2-0-6). Đại cương về bệnh dinh dưỡng; Một số bệnh do thiếu và thừa các chất dinh dưỡng; Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi; Kim loại nặng trong thức ăn chăn nuôi và nước uống; Một số chất có hại trong thức ăn chăn nuôi: chất có hại trong thức ăn nguồn gốc thực vật, động vật; Một số bệnh trao đổi chuyển hoá ở động vật nuôi. Phương pháp xác định hàm lượng độc tố nấm mốc, các chất có hại và kháng dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có hình ảnh kết hợp với sự tham gia của người học, seminar. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03501. Chăn nuôi lợn (Pig Production) (3TC: 1,5-1,5-9). Nắm bắt được đặc điểm cơ bản của lợn; tính năng sản xuất của các giống lợn phổ biến, cách sử dụng các loại thức ăn và xây dựng khẩu phần ăn cho lợn, kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn ở các mô hình chăn nuôi lợn. Tên chương: Đặc điểm sinh học; Giống và công tác giống; Nhu cầu dinh dưỡng và Thức ăn; Chuồng trại; Kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy có sự tham gia (phương pháp học chủ động tích cực, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề), thực hành, seminar, thăm quan khảo sát mô hình. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
PCN03502. Chăn nuôi trâu bò (Cattle and Buffalo Production) (3TC: 1,5-1,5-9). Nắm được đặc điểm sinh học, tiêu hoá, sinh sản và các tính năng sản xuất của các giống trâu bò; Kỹ thuật chế biến thức ăn và xây dựng khẩu phần ăn cho trâu bò; Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò. Tên chương: Hệ thống chăn nuôi trâu bò; Giống và công tác giống trâu bò; Chuồng trại trâu bò; Dinh dưỡng và thức ăn cho trâu bò; Kỹ thuật chăn nuôi các loại trâu bò. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy có sự tham gia (học chủ động tích cực, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, giải quyết vấn đề), thực hành, seminar, thăm quan các mô hình. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
PCN03503. Chăn nuôi gia cầm (Poultry Production) (3TC: 1,5-1,5-9). Cung cấp kiến thức về đặc điểm sinh học; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. Sản xuất và sử dụng các loại thức ăn và kỹ thuật ấp trứng và chăn nuôi các loại gia cầm với quy mô khác nhau. Tên chương: Đặc điểm sinh học; Giống & công tác giống; Nhu cầu dinh dưỡng & Thức ăn; Sức sản xuất; Ấp trứng nhân tạo; Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi; Kỹ thuật chăn nuôi các loại gà. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có hình ảnh kết hợp có sự tham gia của người học, thảo luận nhóm), thực hành, seminar, thăm quan khảo sát mô hình. Phương pháp đánh giá: theo quy định của Học viện. Học phần tiên quyết: Di truyền động vật.
PCN03504. Chăn nuôi dê và thỏ (Goat and Rabit Production) (2TC: 1-1-6). Hiểu được đặc điểm và tính năng sản xuất các giống dê và thỏ phổ biến; biết cách chọn giống dê và thỏ; nắm bắt cách sản xuất và sử dụng thức ăn cũng như kỹ thuật chăn nuôi các loại dê và thỏ. Tên chương: Đặc điểm sinh học; Giống và công tác giống; Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn; Chuồng trại chăn nuôi và Kỹ thuật chăn nuôi các loại dê và thỏ. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy kết hợp thảo luận, nghiên cứu và giải quyết tình huống; tham quan các cơ sở chăn nuôi dê và thỏ. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03506. Chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút (Ostrict, Pigeons and Quails Productions) (2TC: 1-1-6). Cung cấp kiến thức về đặc điểm sinh học; các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. Sản xuất và sử dụng các loại thức ăn và kỹ thuật ấp trứng và chăn nuôi đà điểu, bồ câu và chim cút. Tên chương: Đặc điểm sinh học cơ bản của đà điểu, bồ câu và chim cút; Giống & công tác giống; Nhu cầu dinh dưỡng & Thức ăn; Sức sản xuất; Ấp trứng nhân tạo: Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi; Kỹ thuật chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có hình ảnh kết hợp có sự tham gia của người học, thảo luận nhóm, thực hành, seminar, thăm quan khảo sát mô hình. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03507. Chăn nuôi cơ bản (Principles of Animal Production) (2TC: 1-1-6). Học phần gồm 03 chương về đặc điểm sinh lý tiêu hóa và sinh lý sinh sản ở gia súc, gia cầm; Giống, công tác giống vật nuôi và ứng dụng trong thực tế chăn nuôi; Vai trò các chất dinh dưỡng; Chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn gia súc, gia cầm trong chăn nuôi. Thực hành về cấu tạo bộ máy tiêu hóa gia cầm; đặc điểm các giống gia súc, gia cầm; chế biến, dự trữ và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết giảng, tổ chức thảo luận nhóm và hướng dẫn sinh viên thuyết trình, thực hành tại phòng thực thành. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03508. Chăn nuôi chuyên khoa (Specialized Animal Production) (2TC: 1-1-6).
Học phần gồm 03 chương về chăn nuôi lợn; chăn nuôi gia cầm; và chăn nuôi trâu bò. Mục tiêu giúp người học nắm bắt được kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn: lợn sinh sản; lợn con, lợn thịt; Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng, ấp trứng, gà thịt; Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sinh sản, bê nghé, trâu bò sữa và trâu bò cày kéo. Phương pháp giảng dạy: Thuyết giảng, tổ chức thảo luận nhóm và hướng dẫn sinh viên thuyết trình, thực hành tại phòng thực thành. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện. Học phần tiên quyết: Chăn nuôi cơ bản.
PCN03509. Quản lý chất thải chăn nuôi (Livestock Waste Management) (2TC: 1-1-6).
Xác định được thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, quản lý chất thải và và các giải pháp xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Tên chương: Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi và công tác quản lý chất thải chăn nuôi; Cách sử lý chất thải từ chăn nuôi lợn, trâu bò và gia cầm. Thực hành kỹ thuật ủ phân, làm hầm biogas, sử lý khí thải trong chăn nuôi; Sử dụng kỹ thuật sạch hơn. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình có hình ảnh kết hợp có sự tham gia của người học, thảo luận nhóm, thực hành, seminar, thăm quan khảo sát mô hình. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03510. Hệ thống nông nghiệp (Agrarian Systems) (2TC: 1-1-6). Nắm được khái niệm về hệ thống, đặc điểm của hộ nông dân; các phương pháp chẩn đoán và xây dựng dự án phát triển hệ thống nông nghiệp. Tên chương: Lý thuyết hệ thống áp dụng trong nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp; Nông hộ và hệ thống nông hộ; Chẩn đoán và phát triển các hệ thống nông nghiệp. Thực hành chẩn đoán các hệ thống nông nghiệp. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với liên hệ với các tình huống cụ thể trong thực tiễn, thảo luận nhóm, seminar, nghiên cứu tình huống và thực hành nghiên cứu tại các địa phương. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện và dựa vào cả lý thuyết và thực hành thông qua các báo cáo.
PCN03710. Nuôi trồng thủy sản đại cương (General Aquaculture) (2TC: 1-1-6). Những khái niệm cơ bản và đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi phổ biến. Kỹ thuật và thực hành sản xuất giống, thức ăn, đánh giá chất lượng nước, quản lý và chăm sóc hệ thống ao nuôi cá nước ngọt. Tên chương: Các khái niệm cơ bản; Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi phổ biến; Quản lý chất lượng nước trong NTTS; Sản xuất giống nhân tạo ĐVTS; Dinh dưỡng và thức ăn trong NTTS; Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh; Phòng và trị bệnh trong NTTS. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy tích cực có hình ảnh và sự tham gia. Thăm quan và giảng ngay trên mô hình. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần: 10%, thực hành: 50%, cuối kỳ 40%.
PCN03805. Thực tập giáo trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (Feed production Fieldwork) (3TC: 0-3-9). Tìm hiểu và tham gia sản xuất thức ăn chăn nuôi ở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp. Phương pháp giảng dạy: thực hành, khảo sát mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại nhà máy. Cuối đợt thực tập sinh viên nộp báo cáo. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03809. Quản lý trang trại chăn nuôi (Animal Farm Management) (2TC: 1-1-6).
Nắm được đặc điểm tổ chức sản xuất của các trang trại chăn nuôi và thị trường sản phẩm chăn nuôi, những nguyên tắc và phương pháp xây dựng và quản lý các trang trại chăn nuôi. Tên chương: Thị trường sản phẩm và tổ chức trang trại chăn nuôi; Quản lý trang trại chăn nuôi; Nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh tế trang trại chăn nuôi; Xây dựng trang trại chăn nuôi; Thực hành quản lý trang trại chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với liên hệ với các tình huống trong thực tiễn, thảo luận nhóm, seminar, thực hành tại các trang trại chăn nuôi. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện và dựa vào cả lý thuyết và báo cáo thực hành.
PCN03810. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi (Technology Transfer in Animal Production) (2TC: 1-1-6). Nắm được đặc điểm các hệ thống chăn nuôi, cách tiếp cận và phương pháp tổ chức và quản lý các chương trình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi. Tên chương: Khái niệm và vai trò của chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; Nguyên tắc và cách tiếp cận khi chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; Tính đa dạng của các hệ thống chăn nuôi và các phương pháp chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các chương trình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với liên hệ thực tiễn, thảo luận nhóm, seminar, thực hành tại các địa phương. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện và dựa vào cả lý thuyết và thực hành.
PCN03811. Thực tập giáo trình chăn nuôi 1 (Animal Production Field Work 1) (3TC: 0-3-9). Thực hành chọn giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn, quy trình vệ sinh thú y; Đánh giá năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Phương pháp giảng dạy: Phương pháp học chủ động tích cực, thảo luận nhóm, thực hành, khảo sát mô hình chăn nuôi tại trang trại. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN03812. Thực tập giáo trình chăn nuôi 2 (Animal Production Field Work 2) (3TC: 0-3-9). Thực hành chọn giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng các loại gia cầm/gia súc nhai lại, quy trình vệ sinh thú y; đánh giá năng suất và hiệu quả chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm. Phương pháp giảng dạy: Phương pháp học chủ động tích cực, thảo luận nhóm, thực hành, khảo sát mô hình chăn nuôi tại trang trại. Phương pháp đánh giá: Theo quy định của Học viện.
PCN04999. Khoá luận tốt nghiệp (Graduation Thesis) (10TC: 0-10-30). Xây dựng đề cương nghiên cứu; Điều tra về chăn nuôi & thú y trên thực địa, triển khai thí nghiệm về thú y, sinh sản, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sản xuất hoặc tại phòng thí nghiệm liên quan đến chăn nuôi; Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu; bảo vệ luận văn/chuyên đề trước hội đồng chuyên ngành chăn nuôi.
PMT01004. Hóa phân tích (Analytical Chemistry) (2TC: 1,2-0,8-6). Phân loại phương pháp. Lấy mẫu. Dụng cụ, thiết bị phân tích. Các loại nồng độ. Sai số phân tích. Phân tích khối lượng: phân loại phương pháp, phân tích khối lượng kết tủa (dạng kết tủa, dạng cân, sự bẩn kết tủa, kỹ thuật phân tích). Phân tích thể tích (phản ứng chuẩn độ, phân loại phương pháp, dung dịch tiêu chuẩn, tính kết quả, đường chuẩn độ, chỉ thị màu, các phép chuẩn độ thường dùng). Thực hành 4 bài. Tên chương: Các vấn đề chung; phân tích khối lượng; phân tích thể tích. Phương pháp giảng dạy: giảng trên lớp kết hợp giao bài tập về nhà. Phương pháp đánh giá: CC 1, kiểm tra 3, thi 6, T = 10.
PTS03710. Nuôi trồng thủy sản đại cương (General Aquaculture) (2TC: 1-1-6). Những khái niệm cơ bản và đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi phổ biến. Kỹ thuật và thực hành sản xuất giống, thức ăn, đánh giá chất lượng nước, quản lý và chăm sóc hệ thống ao nuôi cá nước ngọt. Tên chương: Các khái niệm cơ bản; Đặc điểm sinh học của một số loài cá nuôi phổ biến; Quản lý chất lượng nước trong NTTS; Sản xuất giống nhân tạo ĐVTS; Dinh dưỡng và thức ăn trong NTTS; Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh; Phòng và trị bệnh trong NTTS. Phương pháp giảng dạy: Giảng dạy tích cực có hình ảnh và sự tham gia. Thăm quan và giảng ngay trên mô hình. Phương pháp đánh giá: chuyên cần: 10%, thực hành: 50%, cuối kỳ 40%.
PTY03014. Vệ sinh thú y 1 (Veterinary Hygiene 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Các nguyên lý khoa học về vệ sinh môi trường không khí, nước, đất ứng dụng trong chăn nuôi động vật, giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm nguồn gốc động vật vì mục đích bảo vệ sức khỏe động vật nuôi, phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm thực phẩm. Các nguyên lý khoa học về vệ sinh chuồng trại, vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh giết mổ.
PTY03005. Bệnh truyền nhiễm thú y 1 (Veterinary infectious diseases 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Phòng chống bệnh truyền nhiễm; bệnh truyền nhiễm chung giữa động vật và người; bệnh truyền nhiễm của loài nhai lại; bệnh truyền nhiễm của loài lợn và bệnh truyền nhiễm của gia cầm. Thực hành chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở đàn gia súc và gia cầm. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp seminar, bài tập theo nhóm. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần: 10%, giữa kỳ: 30%, thi: 60%.
PTY03009. Sinh sản gia súc 1 (Animal reproduction 1) (2TC: 1,5-0,5-6). Sinh sản gia súc 1 gồm các nội dung liên quan đến hoạt động sinh sản của gia súc. Học phần mô tả về bản chất sinh học của sinh sản hữu tính, cơ chế sinh lý điều tiết quá trình sinh sản hữu tính, tính thành thục ở động vật có vú. Hoạt động sinh sản của gia súc đực và cái, sinh lý quá trình thụ tinh, hormone sinh sản và ứng dụng trong chăn nuôi-thú y. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo gia súc; công nghệ cấy truyền phôi và khái quát về điều khiển giới tính trong sinh sản vật nuôi. Phương pháp giảng dạy: giảng viên cung cấp cho sinh viên những kiến thức cập nhật về các nội dung của chương trình thông qua phương pháp thuyết trình với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ thông tin. Phương pháp đánh giá: chuyên cần: 10%, giữa kỳ: 30%,
thi: 60%.
PTY3036. Dược và Độc chất học thú y (Veterinary pharmacology and Toxicology)
(2TC: 1,5-0,5-6). Cơ sở khoa học của sự tương tác giữa thuốc, chất độc và cơ thể động vật gồm động học, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và độc lực của chất độc được trình bày. Phần chuyên khoa giới thiệu thuốc tác dụng trên thần kinh, thuốc chống viên, thuốc khử trùng và sát trùng, thuốc kháng sinh, thuốc trị ký sinh trùng. Bên cạnh đó, chất độc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật, vô cơ và nấm mốc được giảng dạy.