1
|
Bảo tồn và phát triển bền vững một số giống vật nuôi tại miền Bắc Việt Nam
Mã số: B_HTSP2012_02
Thời gian thực hiện: 1/1/2012 – 31/12/2014
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Vũ Đình Tôn
|
2
|
Nghiên cứu một số công thức lai giữa lợn rừng và lợn địa phương ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mã số: B2012-11-14
Thời gian thực hiện: 1/1/2012 – 31/12/2013
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Phan Xuân Hảo
|
3
|
Nghiên cứu cải tạo giống dê tại tỉnh Bắc Kạn
Mã số: ĐP2011-32-T Mui CNTS
Thời gian thực hiện: 1/1/2011 – 30/11/2013
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Bá Mùi
|
4
|
Nghiên cứu sử dụng lớp độn chuồng vi sinh vật trong chăn nuôi gà nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường tại khu trại thực nghiệm trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Mã số: T2011-02 - 1TĐ
Thời gian thực hiện: 1/1/2011 – 31/12/2012
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Vinh
Mục tiêu:
Sử dụng của lớp độn lót chuồng vi sinh vật trong nuôi gà công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sinh trưởng vật nuôi và hiệu quả chăn nuôi. Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi gà cho cán bộ và sinh viên nghiên cứu và thực hành
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá chất lượng không khí chuồng nuôi
- Xác định hiệu suất sử dụng thức ăn/10 quả trứng
- Đánh giá sự sinh trưởng của gà trong chuống nuôi có lớp lót độn vi sinh vật
- Khả năng sinh sản
- Tỷ lệ mắc bệnh
|
5
|
Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vậttổng hợp để xử lý độn lót nền chuồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và chống ô nhiễm trong chăn nuôi gà tập trung
Mã số: BNN2010/1
Thời gian thực hiện: 1/1/2010 – 31/12/2012
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
Mục tiêu:
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu sản xuất được chế phẩm vi sinh tổng hợp để tạo độn lót chuồng lên men trong chăn nuôi gà tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm chuồng nuôi nhờ đó làm tăng sự sinh trưởng phát triển, giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột và bệnh hen suyễn, kéo dài thời gian sử dụng đệm lót nền chuồng vì thế làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu
|
6
|
Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà bản địa tại Lục Ngạn và Yên Thế, Bắc Giang
Mã số: B2009-11-144TĐ
Thời gian thực hiện: 30/4/2009 -30/4/2011
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thái Hải
Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển chăn nuôi gà bản địa, làm cơ sở xây dựng thương hiệu “gà đồi Lục Ngạn” và gà đồi Yên Thế”
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm của các giống gà địa phương nuôi tại huyện Lục Ngạn và Yên Thế
- Xây dựng các mô hình làm cơ sở nhân giống và giữ giống tại địa phương ở hai huyện Lục Ngạn, Yên Thế và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra các giống gà bản địa nuôi tại vùng đồi núi của huyện Lục Ngạn và Yên thế: sự phân bố, số lượng
- Khảo sát, liên hệ cơ sở hợp tác phục vụ bảo tồn
- Thu thập giống đặc trưng
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất
- Chọn lọc giống gà có khả năng sản xuất tốt
- Xác định gen gà bản địa tại Lục Ngạn
- Xây dựng mô hình gà thả đồi chất lượng cao ở quy mô nông hộ tại hai huyện
- Phân tích kinh tế và thị trường của các mô hình
- Tập huấn kỹ thuật, hội thảo
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu
|
7
|
Nghiên cứu sử dụng một số loại thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần nuôi thỏ nhập nội
Mã số: B2010-11-171
Thời gian thực hiện: 1/1/2010 – 31/12/2011
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch
Mục tiêu:
Nâng cao khả năng sử dụng các nguồn thức ăn xanh giàu protein để nuôi thỏ New Zealand nhập nội đạt năng suất và hiệu quả kinh tế-xã hội cao thông qua:
- Tìm ra tỷ lệ phối hợp thích hợp giữa các loại thức ăn xanh giàu protein và thức ăn giàu xơ;
- Tìm tỷ lệ thay thế thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh (thức ăn sản xuất công nghiệp chuyên cho thỏ) bằng thức ăn xanh giàu protein tự sản xuất.
Nội dung nghiên cứu:
- Chuẩn bị thuyết minh đề tài
- Xác định tỷ lệ thay thế thích hợp cỏ Voi (Pennisetum purpureum) bằng rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand
- Xác định tỷ lệ thay thế thích hợp cỏ Setaria (Setaria sphacelata) bằng rau lang (Ipomoea batatas) trong khẩu phần của thỏ thịt New Zealand
- Xác định tỷ lệ thay thế thích hợp cỏ lông para (Brachiaria mutica) bằng lá chè đại (Trichanthera gigantea) trong khẩu phần của thỏ thịt New Zealand
- Xác định mức thay thế thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh bằng thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand
- Nghiên cứu quy trình sử dụng thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand
- Viết bài báo và Báo cáo tổng kết đề tài
|
8
|
Dùng lợn đực Móng Cái để nâng cao sức sản xuất của lợn bản tại Hòa Bình
Mã số: B2010-11-172
Thời gian thực hiện: 1/1/2010 – 31/12/2011
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Đình Tôn
Mục tiêu: Tạo ra tổ hợp mới giữa lợn MC và lợn Bản nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả chăn nuôi
Nội dung nghiên cứu:
- Xây dựng thuyết minh chi tiết
- Khảo sát và chọn các nông hộ tham gia đề tại tại xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Chuẩn bị lợn nái (Bản) và lợn đực (Móng Cái và Bản) đạt tiêu chuẩn để thực hiện thí nghiệm
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi
- Nghiên cứu khả năng sinh sản và sinh trưởng của lợn F1 và lợn Bản thuần
- Đánh giá năng suất và phẩm chất thịt lợn nai F1 và lợn Bản thuần
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của lợn F1 và lợn Bản thuần
- Tổng kết và viết báo cáo khoa học của đề tài
|
9
|
Nghiên cứu sử dụng các nguồn protein thực vật sẵn có tại Việt Nam trong sản xuất thức ăn cho cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) giai đoạn nuôi thương phẩm
Mã số: B2010-11-173
Thời gian thực hiện: 1/1/2010 – 31/12/2011
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Nắng Thu
Mục tiêu:
Sản xuất thức ăn dạng viên cho cá hồi vân thay thế thức ăn nhập ngoại
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu sản xuất thức ăn viên cho cá hồi
- Nuôi cá hồi bằng thức ăn thử nghiệm sau đó đánh giá cảm quan cá thành phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế
- Xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết
|
10
|
Đánh giá khả năng sản xuất của lợn đực Piétrain´Duroc (PiDu) với tỷ lệ máu của Piétrain kháng stress khác nhau (25, 50 và 75%) trong chăn nuôi trang trại
Mã số: B2011-11-08
Thời gian thực hiện: 1/3/2011 – 31/3/2011
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Đức Lực
Mục tiêu:
- Xác định được lợn đực PiDu có tỷ lệ máu thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trưởng, tỷ lệ nạc và đảm bảo được chất lượng thịt
Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Theo dõi các chỉ tiêu của 3 nhóm đực lai PiDu75, PiDu50, PiDu25
+ Địa điểm: Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng
+ Số lượng: 15 đực PiDu (mỗi công thức 5 đực)
+ Thời gian: từ 03/2011 đến 12/2011
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Tăng trọng từ 60 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi (g/ngày)
- Tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi (kgTA/kg P)
- Độ dày mỡ lưng trên con vật sống
- Độ dày của cơ thăn trên con vật sống
- Tỷ lệ nạc trên con vật sống
Nội dung 2: Đánh giá phẩm chất tinh dịch
+ Địa điểm: Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp Hải Phòng
+ Số lượng: 15 đực PiDu (mỗi công thức 5 đực)
+ Thời gian: từ 10/2011 đến 6/2012
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Thể tích tinh dịch
- Hoạt lực tinh trùng
- Nồng độ tinh trùng
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
- Sức kháng của tinh trùng
- Giá trị pH tinh dịch
Nội dung 3: Theo dõi khả năng sinh sản
+ Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
+ Số lượng: 03 trang trại, 90 nái F1(Landrace´Yorkshire)/3 trang trại phối với 3 nhóm đực lai PiDu75, PiDu50, PiDu25 theo dõi 2 lứa/nái (30 nái/loại đực)
+ Thời gian: từ 8/2011 đến 2/2013
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Số con đẻ ra, số con còn sống, số con để nuôi, số con cai sữa/ổ:
- Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa/ổ
- Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa trung bình/con
- Thời gian phối lại, khoảng cách lứa đẻ
- TTTA/1kg lợn con cai sữa
Nội dung 4: Theo dõi khả năng sinh trưởng
+ Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
+ Số lượng: 03 trang trại, tổng số 180 lợn thịt từ 3 tổ hợp lai/3 trang trại.
+ Thời gian: từ 1/2012 đến 2/2013
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Khối lượng bắt đầu và kết thúc nuôi thịt
- Tăng khối lượng trung bình/ngày
- Tỷ lệ nạc xác định trên lợn sống vào thời điểm kết thúc thí nghiệm
- Tiêu tốn thức ăn/kg
Nội dung 5: Đánh giá năng suất thân thịt
Mổ khảo sát để đánh giá năng suất và chất lượng thân thịt ở 3 tổ hợp lai
+ Địa điểm: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
+ Số lượng: Tổng số 36 lợn thịt/3 tổ hợp lai
+ Thời gian: từ 8/2012 đến 2/2013
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Khối lượng giết thịt
- Khối lượng móc hàm
- Khối lượng thịt xẻ
- Dài thân thịt
- Diện tích mắt thịt
- Tỷ lệ nạc
- Độ dày mỡ lưng
Nội dung 6: Đánh giá chất lượng thịt
Tiến hành xác định chất lượng thịt
+ Địa điểm: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
+ Số lượng: Tổng số 36 mẫu thăn lợn/3 tổ hợp lai
+ Thời gian: từ 8/2012 đến 2/2013
+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
- Màu sắc ở thời điểm 24 giờ sau giết thịt (L*, a*, b*)
- Màu sắc ở thời điểm 48 giờ sau giết thịt (L*, a*, b*)
- Giá trị pH 45 phút
- Giá trị pH 24 giờ
- Giá trị pH 48 giờ
- Tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ sau giết thịt
- Tỷ lệ mất nước bảo quản 48 giờ sau giết thịt
- Tỷ lệ mất nước chế biến 24 giờ sau giết thịt
- Tỷ lệ mất nước chế biến 48 giờ sau giết thịt
- Độ mềm của thịt 24 giờ sau giết thịt
- Độ mềm của thịt 48 giờ sau giết thịt
-Tỷ lệ mỡ trong cơ thăn (%): theo phương pháp Soxhlet
- Tỷ lệ protein thô trong cơ thăn (%): theo phương pháp Kjeldahl
- Tỷ lệ vật chất khô trong cơ thăn (%) : sấy ở 70°C đến khối lượng không đổi
Nội dung 7: Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh
+ Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
+ Số lượng: 90 nái F1(Landrace´Yorkshire), 1800 lợn con theo mẹ và 180 lợn thịt từ các tổ hợp lai trên
+ Thời gian: từ 4/2011 đến 2/2013
Nội dung 8: Đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
+ Số lượng: 3 tổ hợp lai giữa nái F1(Landrace´Yorkshire) với 3 nhóm đực PiDu (75, 50 và 25)
+ Thời gian: từ 4/2011 đến 2/2013
Nội dung 9: Nghiên cứu kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác đực giống PiDu
+ Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
+ Số lượng: 09 đực PiDu
|
11
|
Thử nghiệm công nghệ nuôi thương phẩm công nghiệp cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) tại Nam Sách - Hải Dương
Mã số: ĐP2009-17-T Van CNTS
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 31/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Kim Văn Vạn
|
12
|
Dùng đực giống Boer cải tạo đàn dê Cỏ tại tỉnh Yên Bái
Mã số: ĐP2009-18-T Mui CNTS
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 30/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Bá Mùi
|
13
|
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi sinh vật phát hiện dư lượng một số nhóm kháng sinh trong tôm
Mã số: B2009-11-120
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 1/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Kim Đăng
Mục tiêu:
Mục tiêu chung
Thích ứng và chuẩn hoá phương pháp vi sinh vật có khả năng phát hiện một số nhóm kháng sinh có nguy cơ tồn dư trong tôm theo tiêu chuẩn hiện hành của Châu Âu.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhóm kháng sinh chủ yếu có nguy cơ tồn dư trong tôm nuôi tại một số địa phương.
- Thử khả năng mẫn cảm của chủng vi sinh vật được chọn với các nhóm kháng sinh cần phát hiện.
- Tối ưu qui trình tách chiết mẫu để áp dụng cho phân tích vi sinh vật.
- Xây dựng qui trình phân tích và chuẩn hoá phương pháp theo tiêu chuẩn Quyết định số 2002/657/CE của Uỷ ban Châu Âu đối với phương pháp phân tích sàng lọc.
Nội dung nghiên cứu:
- Xác định các nhóm kháng sinh chủ yếu có nguy cơ tồn dư trong tôm nuôi tại một số địa phương. Cụ thể:
+ Điều tra khai thác thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (người nuôi, người kinh doanh vật tư thuỷ sản, cơ quan quản lý …) ở một số địa phương đại diện (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Nam Định) bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước.
+ Phân tích tổng hợp các thông tin thu được.
- Đánh giá chất lượng môi trường, khả năng mẫn cảm của vi sinh vật đối với các nhóm kháng sinh và nghiên cứu hình thành qui trình phân tích.
+ Dùng dung dịch kháng sinh chuẩn để thử chất lượng môi trường, độ mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh quan tâm.
+Thích ứng và đánh giá chất lượng qui trình tách chiết.
- Chuẩn hoá phương pháp trong phòng thí nghiệm bằng mẫu trắng và mẫu trắng bổ sung kháng sinh.
+ Dùng mẫu trắng, mẫu củng cố kháng sinh để xác định các tham số hiệu năng phương pháp theo tiêu chuẩn Châu Âu.
+ Thiết kế thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm để đánh giá khả năng phát hiện của phương pháp
- Phân tích, tổng hợp và viết báo cáo
Sản phẩm của đề tài:
- 01 danh mục các nhóm kháng sinh chủ yếu có nguy cơ tồn dư trong tôm
- 01 quy trình tách chiết mẫu
- 01 phương pháp vi sinh vật để phát hiện một số nhóm kháng sinh trong tôm
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
14
|
Tuyển chọn và xây dựng quy trình thâm canh cây thức ăn cho trâu bò trong vụ Đông Xuân
Mã số: B2009-11-122
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 31/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Quang Tuấn
Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Tuyển chọn, đánh giá và xây dựng quy trình thâm canh một số giống cây thức ăn gia súc có năng suất cao nhằm giải quyết thức ăn thô xanh trong vụ đông xuân cho vùng đồng bằng Bắc bộ.
Mục tiêu cụ thể:
- Tuyển chọn 2-3 giống cây thức ăn có năng suất cao trong vụ đông xuân
- Xác định được mật độ trồng, mức phân bón thích hợp đối với các giống cây được tuyển chọn
Nội dung nghiên cứu:
- Tuyển chọn cây thức ăn gia súc có năng suất cao trong vụ đông xuân (sơ tuyển qua tài liệu)
- Đánh giá, chọn lọc giống có năng suất cao, chất lượng tốt làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong vụ đông xuân (sơ tuyển theo năng suất)
- Đánh giá năng suất và chất lượng của cây thức ăn gia súc đã sơ tuyển (phân tích thành phần hoá học, xác định giá trị dinh dưỡng)
- Xây dựng quy trình thâm canh cây thức ăn tuyển chọn (xác định mật độ trồng, mức phân bón thích hợp)
|
15
|
Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng
Mã số: B2009-11-123
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 31/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Hữu Đoàn
Mục tiêu chung: tạo ra con giống có năng suất, chất lượng thịt cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và thích nghi được với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả ở tất cả các vùng miền trong cả nước.
Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển đàn gà lông màu có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao cung cấp cho các hộ chăn nuôi gà thả vườn.
- Xác định được một số công thức lai tạo gà thương phẩm trên cơ sở sử dụng nguyên liệu là các giống gà Hồ, Lương Phượng;
- Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt phù hợp với từng loại con giống tạo ra và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các nông hộ để góp phần phát triển chăn nuôi gà thịt trong cả nước.
Mục tiêu:
- Tạo ra con lai F1 (Hồ-Lương) bằng cách lai: Trồng Hồ x Mái Lương Phượng ( F1 (Hồ - Lương Phượng)
- Tạo ra con lai thương phẩm có 25% máu Hồ; 75% máu Lương Phượng bằng cách dùng con trống Lương Phượng lai với con mái F1 (Hồ - Lương Phượng)
- Phân tích chất lượng thân thịt và giá trị dinh dưỡng của 2 loại thịt gà lai nói trên
- Xây dựng quy trình chăn nuôi các loại gà thương phẩm được chọn
- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lai
- Tổng hợp số liệu, viết báo cáo tổng kết, nghiệp thu kết quả nghiên cứu
|
16
|
Tạo đàn lợn hạt nhân dòng Piétrain kháng stress (ReHal) nuôi tại miền Bắc Việt Nam
Mã số: B2009-11-131
Thời gian thực hiện: 1/1/2009 – 31/12/2010
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Đức Lực
Mục tiêu:
Mục tiêu chung
Tạo được một đàn lợn hạt nhân dòng Piétrain kháng stress (ReHal) phù hợp với điều kiện chăn nuôi nuôi tại miền Bắc Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Đàn hạt nhân gồm 80 lợn nái, 10 lợn đực giống Piétrain kháng stress (ReHal) có các chỉ tiêu năng suất sinh sản đạt 90% so với nguyên gốc;
- Tổ chức nhân giống đàn hạt nhân theo 4 nhóm huyết thống
Nội dung nghiên cứu:
- Viết thuyết minh đề tài
- Chọn lọc và tạo đàn hạt nhân
- Kiểm tra gen Halothan các cá thể đực cái hậu bị bằng kỹ thuật PCR và kít chuẩn.
- Lấy mẫu mô trên 250 lợn con
- Phân tích kiểu gen bằng PCR
- Đánh giá tỷ lệ nạc các cá thể đực cái hậu bị bằng máy siêu âm
- Độ dày mỡ lưng và cơ thăn trên 250 lợn ở thời điểm 7-8 tháng tuổi
- Chỉ tiêu chất lượng tinh dịch (VAC, tỷ lệ kỳ hình, pH)
- Theo dõi các chỉ tiêu năng suất và tiêu tốn thức ăn
- Các chỉ tiêu về sinh sản
- Tăng trọng / ngày
- Tiêu tốn thức ăn / kg tăng trọng
- Tình hình cảm nhiễm bệnh tật của lợn hậu bị, lợn sinh sản, lợn con
- Phối giống theo nhóm gia đình, chọn lọc cá thể, quản lý đàn hạt nhân bằng phần mềm ứng dụng của Khoa Thú y Trường Đại học Liège, Bỉ
- Viết báo cáo
|