|
Giai đoạn 2005 - 2010
|
1
|
Thử nghiệm ương, nuôi cá rô đồng tại trại cá Khoa Chăn nuôi& Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Mã số: B2008-11-100
Thời gian thực hiện: 1/1/2008 – 31/12/2009
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Kim Văn Vạn
Mục tiêu: Đưa ra mật độ và chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quy trình tương ứng, nuôi cá rô đồng tại trại cá Khoa CN&NTTS, Trường ĐHNN Hà Nội nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cao
Nội dung nghiên cứu:
- Thử nghiệm ương cá rô đồng ở 3 mật độ (80; 100 và 120 con/m2), 3 chế độ dinh dưỡng (30; 35 và 40% protein) từ cá hương lên cá giống
- Thử nghiệm nuôi cá rô đồng thương phẩm trong giai đoạn ở 3 mật độ (20, 30 và 40 con/m2) và 3 chế độ dinh dưỡng (25; 30 và 35% protein)
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu:
|
2
|
Đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn của một số tổ hợp lai có sự tham gia của đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu)
Mã số:B2008-11-111
Thời gian thực hiện: 1/1/2008 – 31/12/2009
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Xuân Hảo
Mục tiêu:
Đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn nhằm xác định các tổ hợp lai với đực PiDu cho năng suất thịt cao và đảm bảo chất lượng thịt tốt
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá sinh trưởng: nuôi theo dõi 3 công thức lai PiDux, PiDuxL và PiDuxY với số lượng 100 lợn cho mỗi công thức
- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt
- Phân tích số liệu, viết báo cáo và bảo vệ đề tài
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu:
|
3
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang
Mã số: B2008-11-74TĐ
Thời gian thực hiện: 1/1/2008 – 31/12/2009
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Đình Tôn
Mục tiêu:Phát triển đàn lợn nạc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn cho các nông hộ vùng miền núi và trung du phía Bắc theo hướng phát triển bền vững
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trong nông hộ và trang trại và định hướng cho xây dựng mô hình
- Chọn lựa các tổ hợp lai
- Lựa chọn và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật
+ Quy trình nuôi lợn nái ngoại
+ Quy trình chăn nuôi nái lai F1
+ Quy trình chăn nuôi lợn thịt có máu nội
+ Quy trình chăn nuôi lợn thịt ngoại
+ Quy trình vệ sinh thú y
+ Quy trình xử lý chất thải
- Tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi đợt 1
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và năng suất sinh trưởng của con lai các tổ hợp lai
- Nghiên cứu tiếu khí hậu chuồng nuôi và xử lý chất thải trong trang trại
- Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của con lai các tổ hợp lai
- Tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi đợt 2
- Xây dựng và hoàn thiện 5 mô hình trang trại
- Xây dựng hoàn thiện khoảng 30 mô hình nông hộ nuôi nái lai F1
Sản phẩm của đề tài:
- Báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn nông hộ và trang trại tại huyện Lục Nam và Lục Ngạn
- Tổ hợp lợn lai: lựa chọn được 5 tổ hợp lai để áp dụng cho chăn nuôi trang trại và nông hộ, cụ thể:
Đối với chăn nuôi nông hộ: L x F1 (Y x MC), Du x F1 (Y x MC) và F1 (LY) x F1 (Y x MC)
Đối với chăn nuôi trang trại: Du x F1 (L x Y) và L x F1 (L x Y)
- 6 quy trình kỹ thuật
+ Quy trình nuôi lợn nái ngoại
+ Quy trình chăn nuôi nái lai F1
+ Quy trình chăn nuôi lợn thịt có máu nội
+ Quy trình chăn nuôi lợn thịt ngoại
+ Quy trình vệ sinh thú y
+ Quy trình xử lý chất thải
- Báo cáo đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và năng suất sinh trưởng của tổ hợp lợn lai
- Báo cáo đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai
- Báo cáo đánh giá về tiểu khí hậu chuồng nuôi và xử lý chất thải trong trang trại
- Mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc : 5 mô hình chăn nuôi trang trại và 30 mô hình chăn nuôi nông hộ
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
4
|
Biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ cho các trường đại học lĩnh vực nông lâm ngư y dược
Mã số: B2008-11-76TĐ
Thời gian thực hiện: 8/1/2008 – 31/8/2009
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đinh Văn Chỉnh
Mục tiêu: Xây dựng được chương trình và tài liệu phục vụ giảng dạy về SHTT trong các trường đại học lĩnh vực nông, lâm, ngư, y, dược
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy về sở hữu trí tuệ tại các trường đại học khối nông, lâm, ngư, y, dược.
+ Xây dựng phiếu điều tra khảo sát 3 nhóm đối tượng: CB giảng dạy, CB quản lý và người học.
+ Tiền khảo sát 3 nhóm đối tượng trong các trường đại học Nông - Lâm - Thủy sản, y, dược.
- Xây dựng đề cương chương trình, tài liệu giảng dạy
+ Dịch tài liệu, và chương trình giảng dạy về SHTT của một số trường đại học của Hoa Kỳ, Đông Nam Á sang tiếng việt.
+ Xây dựng đề cương tài liệu và đề cương chương trình giảng dạy SHTT
+ Hội thảo về đề cương chương trình và đề cương tài liệu giảng dạy SHTT
- Viết nội dung chương trình, tài liệu, kế hoạch giảng dạy SHTT
- Hội thảo nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy về sở hữu trí tuệ
- Hội thảo nội dung tài liệu giảng dạy về SHTT
- Hoàn thiện chương trình, tài liệu và kế hoạch giảng dạy SHTT
Sản phẩm của đề tài:
- Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu
- Đề cương chi tiết chương trình giảng dạy về SHTT cho các trường đại học trong khối nông, lâm, ngư, y, dược
- Tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học nông, lâm, ngư, y, dược.
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
5
|
Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trang trại đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
Mã số: B2008-11-84
Thời gian thực hiện: 1/1/2008 – 31/12/2009
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Thắng
Mục tiêu: Phát triển các trang trại chăn nuôi lợn có năng suất cao và chất lượng sản phẩm thịt tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Nội dung nghiên cứu:
- Chọn trang trại để xây dựng mô hình
- Xác định các công thức lai tốt
- Đề xuất công thức lai
- Theo dõi các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt lợn của trang trại
- Xây dựng quy trình xử lý chất thải
- Sử dụng năng lượng biogas
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu:
|
|
Nghiên cứu thức ăn tập ăn để cai sữa sớm lợn con lai giống ngoại
Mã số: B2008-11-85
Thời gian thực hiện: 1/1/2008 – 31/12/2009
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Tôn Thất Sơn
Mục tiêu:
Đưa ra quy trình để có thể sản xuất thức ăn tập ăn để cai sữa sớm lợn con lai giống ngoại
Nội dung nghiên cứu:
- Tập hợp các tài liệu về đặc tính sinh lý tiêu hóa, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con theo mẹ
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các nguyên liệu dùng làm thức ăn tập ăn cho lợn con
- Xây dựng 2 công thức thức ăn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm 1 trên lợn con giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa
- Xử lý số liệu, chuẩn bị báo cáo kết quả thí nghiệm 1 và chuẩn bị thí nghiệm 2 năm 2009
- Tiến hành điều chỉnh công thức thức ăn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm 2 trên lợn con từ tập ăn đến cai sữa
- Xử lý số liệu, chuẩn bị báo cáo kết quả thí nghiệm 2
- Xây dựng quy trình sản xuất thức ăn tập ăn để cai sữa sớm lợn con giống ngoại
- Chuẩn bị báo cáo tổng kết
Sản phẩm của đề tài:
- Thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn
- Thành phần hóa học của nguyên liệu trong thức ăn thí nghiệm
- Thí nghiệm sử dụng một số loại thức ăn tập ăn cho lợn con lai (Landrace x Yorkshire) từ 7- 28 ngày tuổi
- Quy trình sản xuất thức ăn tập ăn cho con con lai giống ngoại
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
6
|
Xác định giá trị năng lượng trao đổi một số loại thức ăn cho gà bằng phương pháp trực tiếp
Mã số: B2006-11-13
Thời gian thực hiện: 1/1/2006 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài: Cô Nguyễn Thị Mai
Mục tiêu:
- Xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn cho gà bằng phương pháp trực tiếp
Nội dung nghiên cứu:
- Xác định giá trị năng lượng trao đỏi của một số loại bột cá, khô dầu đậu tương, giống ngô, khô dầu
- Tổng kết đề tài
Sản phẩm của đề tài:
- Xác định được thành phần hóa học, giá trị năng lượng thô, năng lượng trao đổi của ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
7
|
Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây Moringa olefera trồng tại trường Đại học Nông nghiệp I-Hà Nội và so sánh giá trị dinh dưỡng của cây này với một số cây thức ăn bản địa sử dụng cho trâu bò
Mã số: B2006-11-18
Thời gian thực hiện: 1/1/2006 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài:Ths. Đặng Thúy Nhung
Mục tiêu:
- Đánh giá khả năng thích nghi va giá trị dinh dưỡng của cây M. oleifera trong điều kiện khí hậu miền Bắc - Việt Nam để sử dụng làm thức ăn cho trâu bò
Nội dung nghiên cứu:
- Bố trí thí nghiệm
- Phân tích thành phần hóa học của một số cây thức ăn bản địa
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
9
|
Điều tra đặc điểm thủy-lý hóa, thủy sinh, ngư loại của các thủy vực tại một số xã thuộc khu vực Gia Lâm, Hà Nội
Mã số: B2006-11-19
Thời gian thực hiện: 1/1/2006 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài:ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
Mục tiêu:
- Xác định được các đặc điểm thủy lý-hóa, thủy sinh, ngư loại của các thủy vực chủ yếu trong địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra hiện trạng các loại hình thủy vực tại Gia Lâm
- Thu mẫu và phân tích các đặc điểm thủy lý
- Thu mẫu và phân tích các đặc điểm thủy sinh vật
- Phân tích đặc điểm khu hệ cá tự nhiên và năng suất cá nuôi
- Đê xuất các biện pháp sử dụng hợp lý các thủy vực
Sản phẩm của đề tài:
- Xác định được các dẫn liệu về hiện trạng nuôi trồng thủy sản
- Xác định được các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa của các thủy vực nuôi trồng thủy sản
- Xác định được các đặc điểm thủy sinh, ngư loại tại các thủy vực
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
10
|
Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm và ứng dụng phương pháp ELISA trong phân tích tồn dư kháng sinh nhóm quinolone trong tôm tại một số tỉnh ven biển phía Bắc
Mã số: B2006-11-50
Thời gian thực hiện: 1/1/2006 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài:ThS. Phạm Kim Đăng
Mục tiêu:
- Đánh sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở một số tỉnh ven biển phía Bắc
- Ứng dụng các loại KIT ELISA trong phân tích tồn dư kháng sinh nhóm quinolone trong tôm khu vực phía Bắc theo tiêu chuẩn châu Âu
- Tình hình tồn dư kháng sinh nhóm quinolon trong tôm bán trên thị trường một số tỉnh phía Bắc
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm
- Khả năng ứng dụng các KIT ELISA trong phân tích tồn dư kháng sinh nhóm quinolone
- Về tình hình tồn dư kháng sinh nhóm quinolone trong tôm bán trên thị trường một số tỉnh phía Bắc
Sản phẩm của đề tài:
- Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm tại Quảng Ninh
- Khả năng ứng dụng KIT ELISA để phân tích tồn dư quinolone trong tôm
- Tồn dưnhóm quinolone trong tôm trên thị trường một số tỉnh phía Bắc
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
11
|
Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa của bò lai hướng sữa của bò lai hướng sữa và bò HF thuần nuôi tại một số vùng miền Bắc Việt Nam
Mã số: B2007-11-58
Thời gian thực hiện: 1/1/2007 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú
Mục tiêu:
- Đánh giá ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn và nước uống thu nhận, năng suất sữa của bò sữa thuần và bò lai
- Tìm giải pháp cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi bò sữa
Nội dung nghiên cứu:
- Theo dõi diễn biến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi và môi trường
- Đánh giá ảnh hưởng của stres nhiệt đến năng suất sữa
- Đánh giá ảnh hưởng của stres nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý
- Đánh giá ảnh hưởng của stres nhiệt đến lượng thức ăn và nước uống thu nhận
Sản phẩm của đề tài:
Các kết quả theo dõi thí nghiệm trên các đàn bò sữa nuôi tại các địa phương
Kết quả nghiệm thu: Tốt
|
12
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung ure nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua làm thức ăn cho bò
Mã số: B2007-11-63
Thời gian thực hiện: 1/1/2007 – 31/7/2007
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Bá Mùi
Mục tiêu:
- Đánh giá khả năng bảo quản phụ phẩm dứa bằng phương pháp ủ chua
- Tìm hiểu các mức thay thế thức ăn thô xanh thích hợp trong khẩu phần ăn của bò thịt
- Xác định mức bổ sung ure thích hợp trong khẩu phần ăn của bò thịt có sử dụng phụ phẩm dứa ủ chua
Nội dung nghiên cứu:
- Ủ chua phụ phẩm dứa
- Xác định tỷ lệ thay thế thức ăn thô
-Xác định mức bổ sung ure
Sản phẩm của đề tài:
- Đánh giá nguồn phụ phẩm dứa tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao- Ninh Bình
- Quy trình bổ sung ure vào khẩu phần ăn
Kết quả nghiệm thu
|
13
|
Điều tra tình hình sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi
Mã số: BNN2007/1
Thời gian thực hiện: 1/1/2007 – 31/12/2007
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Quang Tuấn
Mục tiêu:
Nội dung nghiên cứu:
-Xác định trữ lượng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp tại 8 vùng sinh thái của cả nước
- Điều tra tình hình khai thác, phương thức chế biến và sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi tại các vùng sinh thái
- Điều tra, đánh giá hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp cho các đối tượng vật nuôi khác nhau
- Phân tích đánh giá số liệu điều tra, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông công nghiệp trong chăn nuôi.
Sản phẩm của đề tài:
Kết quả nghiệm thu: Khá
|
14
|
Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn qui mô nhỏ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng
Mã số: NN NĐT2006Rumani
Thời gian thực hiện: 1/1/2006 – 31/12/2008
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Đình Tôn
|
15
|
Xây dựng điểm trình diễn kĩ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi cá nước ngọt Việt – Hungary tại trường ĐHNNI - HN
Mã số: NN NĐT2005Hungary
Thời gian thực hiện: 1/1/2005 – 31/12/2006
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Đặng Vũ Bình
|