(Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Hiếu dịch từ Nguồn:Pig Progress)

Với tình hình thực tế là Bắc và Nam Mỹ hoàn toàn không có DTLCP, hai châu lục này đều có thể đạt lợi nhuận trong vài năm tới. Tuy nhiên, rất ít người còn nhớ rằng trong những năm 70 của thế kỷ trước, virus đã xuất hiện ở đó – dẫn tới việc tiêu hủy ít nhất 1,2 triệu con lợn. Pig Progress đã nghiên cứu sâu vào các sách lịch sử để tìm hiểu thêm.

Cuba

Hình ảnh người chuẩn bị tiêu huỷ đứng xung quanh hố chứa lợn chết, lốp xe và củi. Bức hình bên dưới có thể được chụp ở Đông Âu hoặc ở Châu Á, trong nỗ lực nhằm giảm tác hại của sự bùng phát DTLCP hiện nay. Tuy nhiên, màu trắng đen của bức ảnh đã phủ định điều đó. Đây không phải là bức ảnh chụp năm 2020 – nó được chụp hơn 35 năm trước. Chắc chắn ảnh này không phải là ảnh được chụp ở “phía Đông”. Bức ảnh này được treo ở bảo tàng cách mạng ở Havana, Cuba.

leftcenterrightdel

Lợn bị thiêu hủy sau một đợt bùng phát DTLCP ở Cuba.

 Ảnh: Bảo tàng cách mạng, Havana, Cuba 

Vào những năm 1970 và đầu những năm 1980, rất lâu trước khi các đợt bùng phát dịch hoành hành ở châu Âu và châu Á, vào thời điểm virus đang hiện diện ở châu Phi và bán đảo Iberia và 4 quốc gia thuộc châu Mỹ khác cũng đã phải vật lộn với DTLCP: ngoài Cuba (2 lần) còn có cộng hòa Dominica, Haiti và Brazil. Kết quả của nghiên cứu về lịch sử này sẽ được trình bày theo từng nước.

3. kết luận được rút ra:

  1. Tất cả số liệu về tiêu hủy lợn được tổng hợp cho thấy, DTLCP đã làm chết ít nhất 1,2 triệu con lợnở châu Mỹ, xem bảng 1.
  2. Từ tổng quan tài liệu này, dường như không chỉ một lần virus xâm nhập vào châu lục này. Một lần virus xuất hiện ở Cuba năm 1971, và 2 lần gần như xuất hiện đồng thời ở cộng hòa Dominican và Brazil năm 1978.
  3. Một phát hiện thú vị về cách thức virus di chuyển: bằng thuyền hay bằng máy bay.Nói cách khác – con người đã mang virus tới châu Mỹ.

Bảng 1 – Tổng số đợt bùng phát dịch và số lượng lợn bị thiêu hủy do DTLCP ở châu Mỹ

giai đoạn 1971-1983

Quốc gia

Năm

Đợt bùng phát được ghi chép

Số lợn bị tiêu hủy

Cuba

1971

33

463,332

Brazil

1978-1981

231

66,966

Dominican Republic

1978-1980

374

192,473

Haiti

1978-1983

93

384,391

Cuba

1980

56

123,287

Tổng

843

1,230,449

Tóm lại, DTLCP đã xảy ra từ rất lâu, kể từ đó đã có rất nhiều bài học xương máu. Nhưng phải khẳng định đại dương là một hàng rào sinh học tuyệt vời để ngăn dịch bệnh xâm nhập. Tuy nhiên, cần nhớ rằng virus đã thành công trong việc bám theo con người để xâm nhập vào châu Mỹ 3 lần và đều xảy ra khi thế giới chưa được kết nối, thông thươmg dễ dàng như ngày nay.

Các đợt bùng phát dịch bệnh sẽ được trình bày theo trình tự thời gian – lần đầu ở Cuba năm 1971.

Cuba, 1971 – Giảm đàn cục bộ

leftcenterrightdel
 

Sự bùng phát của ASF ở khu vực xung quanh Havana có thể được coi là một điều kỳ lạ, vì đây là đợt bùng phát dịch duy nhất xảy ra vào năm 1971. Những đợt bùng phát đầu tiên được tìm thấy tại một trang trại lợn thịt có hơn 11.000 con vào ngày 6 tháng 5 năm 1971, tại tỉnh Havana. Xác định mối nguy của virus đối với đàn lợn 1,5 triệu con của đất nước, chính quyền Cuba đã áp dụng một cách tiếp cận mạnh mẽ và chủ động và chọn cách tiêu huỷ toàn bộ lợn ở cả tỉnh Havana cũng như tỉnh Havana City - những tỉnh đã không còn tồn tại sau khi tái tổ chức vào năm 2010. Tổng hợp của Rosa Elena Simeon-Negrín và cộng sự (2002) đã mô tả nền chăn nuôi lợn của Cuba năm 1971 là «một ngành công nghiệp mới, có cấu trúc tốt với sự tập trung quan trọng vào sản xuất thịt lợn ở tỉnh Havana và khu vực phía tây của đất nước ». Bà đã mô tả làm thế nào, với sự giúp đỡ của người dân, sự vận chuyển lợn đã bị hạn chế một cách hiệu quả, một cuộc điều tra về số lợn đã được tổ chức và các ổ dịch chính DTLCP đã được loại bỏ bằng cách tiêu hủy vệ sinh.

Simeon-Negrín cho biết, Cuba đã xác định được 33 ổ dịch ở hai tỉnh. Tổng cộng, khu vực này bao gồm 463.332 con lợn và tất cả đã bị tiêu huỷ. Bà nói thêm « chủ sở hữu tư nhân ở cả hai tỉnh được phép giết mổ từ ba đến năm con lợn để tiêu thụ cá nhân và được yêu cầu bán số động vật còn lại cho nhà nước».

Một  câu hỏi thú vị vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được trả lời là làm thế nào virus đã vào được đảo. Lưu ý rằng Cuba, vì ngôn ngữ và lịch sử nên vẫn có quan hệ thương mại với Tây Ban Nha. Trên bán đảo Iberia, trong nhiều thập kỷ DTLCP đã hoành hành. Rất có thể, như Raymond A. Zilinskas đã trình bày trong một đánh giá vào năm 1999, rằng virus xâm nhập vào hòn đảo này theo các mảnh vụn thực phẩm từ một chiếc máy bay Tây Ban Nha.

Cộng hoà Dominica, 1978-1980: Tiêu huỷ toàn bộ

leftcenterrightdel
 

Xung quanh sự bùng nổ của ASF tại Cộng hòa Dominica, có nhiều dấu hỏi khác nhau. Thứ nhất: thời điểm bắt đầu du nhập virus và xuất hiện dịch?. Các vụ dịch chính thức đã được xác nhận ở phía tây của đất nước này vào tháng 8 năm 1978, nhưng khi xem xét hồi cứu, lợn đã bắt đầu chết vào tháng 1 năm 1978 và không xác định được nơi bùng phát đầu tiên. Một số dẫn chứng cho rằng, virus đã xâm nhập qua một thành phố cảng hàng không. Với giả thuyết này, thủ đô Santo Domingo có thể là cảng mà virus đã nhập cảnh. Giống như ở Brazil, tại Cộng hòa Dominica, về phương diện độc lực thể hiện rất đa dạng.

Cộng hòa Dominica nơi có hệ thông trang trại thương phẩm phát triển. Đất nước, chiếm hơn một nửa hòn đảo Hispaniola, đã chọn cách xóa sổ hoàn toàn con số 1,4 triệu con lợn ở Dominican. Điều đó không có nghĩa là tất cả lợn phải tiêu huỷ. Theocông bố của P.J. Wilkinson (Viện nghiên cứu virus động vật, Anh Quốc năm 1981) cho biết: Một số lợn chưa biểu hiện bệnh được gửi đến giết mổ, trong khi những con khác bị chết vì virus. Cuối cùng, 374 ổ khác nhau đã được xác nhận và hơn 192.000 lợn đã bị tiêu hủy. Điều này khiến chính quyền Dominican phải chi trả 8,5 triệu đô la. Năm 1981, đất nước này chính thức tuyên bố hết dịch ASF.

Một vẫn đề còn có nhiều tranh cãi liên quan đến việc một số công bố cho rằng ASF cũng xâm nhập vào Brazil vào năm 1978. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng có mối liên hệ giữa các công bố. Franz C.M. Alexander cho rằng, do dịch lở mồm long móng vào năm 1978, nên không có nhiều giao dịch thịt với lục địa và Cộng hòa Dominica. Nhiều khả năng là Cộng hòa Dominican và Brazil đã bị lây nhiễm tương đối đồng thời từ bán đảo Iberian.