Sự chuyển dịch của nhiều doanh nghiệp lớn vào lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn cho thấy sức hấp dẫn của ngành này tương đối lớn, đặc biệt trong bối cảnh giá lợn hơi đang rất cao. Đây là cơ hội nghề nghiệp lớn cho các sinh viên học ngành chăn nuôi.
Đại gia thi nhau đi... nuôi lợn
Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) và Công ty cổ phần Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (thuộc Công ty Ô tô Trường Hải - Thaco) đã có cái bắt tay lịch sử đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi heo.
Cụ thể, Thadi quyết đầu tư 65% vào liên doanh Thadi - HVG trong mảng sản xuất heo giống (bố mẹ) với quy mô 45.000 con trong năm 2020 với tổng giá trị đầu tư là 2.000 tỷ đồng, được triển khai tại An Giang và Bình Định. Đợt đầu trong tháng 3/2020 là 15.000 con.
Dự kiến cuối năm 2020, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng sẽ xây dựng Nhà máy giết mổ và pha lóc thịt lợn có diện tích gần 6ha, công suất 2.000 con/ngày tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, với tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ đồng.
Đây là dự án thứ 2 của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa sau Nhà máy chế biến sản phẩm thịt Hà Nội.
|
|
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi hiện đại của Tập đoàn Mavin. Ảnh: Vũ Mưa. |
Trong khi đó, Tập đoàn Dabaco cũng đang xem xét đến việc điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất kinh doanh vào thời điểm thích hợp sau khi kết thúc quý II, với việc đưa các dự án mới vào hoạt động như khu chăn nuôi Dabaco Tuyên Quang, Phú Thọ (giai đoạn 2), khu chăn nuôi gà giống và nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Bình Phước, nhà máy dầu thực vật Dabaco.
Khởi đầu với nhà máy thức ăn nuôi ở Hưng Yên, chỉ sau 5 năm, đến nay, Tập đoàn Hòa Phát có thêm một nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai, các trang trại nuôi heo tại các trang trại ở Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Bình Phước, trang trại chăn nuôi bò thịt công nghệ cao tại Thái Bình, Quảng Bình và Đồng Nai, và công ty gia cầm cung cấp trứng gà phía Bắc với sản lượng 450.000 quả/ngày.
Các trang trại chăn nuôi của Hòa Phát triển khai theo hướng quy mô lớn, chăn nuôi vỗ béo theo quy trình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực thẩm.
Mục tiêu của Hòa Phát trong thời gian tới sẽ đạt tối đa công suất 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 450.000 đầu heo thương phẩm/năm; 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành chăn nuôi
Theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông – lâm – ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.
|
|
Một giờ học của sinh viên ngành chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. |
Trong đó, ngành chăn nuôi dự đoán sẽ thiếu nguồn cung rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe vật nuôi để tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao cho xã hội.
Đặc biệt, sự gia tăng về số lượng, quy mô của các doanh nghiệp, xu hướng sản xuất theo chuỗi khép kín từ thức ăn đến trang trại và thực phẩm đã tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực trong ngành chăn nuôi.
Đây là những lý do tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên theo học ngành chăn nuôi với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt.
Mức lương phổ biến của ngành này dao động từ 6-15 triệu đồng/tháng. Với những người tham gia hoạt động kinh doanh về chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20-25 triệu đồng/tháng.
Tốt nghiệp ngành chăn nuôi, các bạn có thể làm việc tại các vị trí sau:
Cán bộ quản lý trong các đơn vị hành chính sự nghiệp: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Cục chăn nuôi, Chi cục chăn nuôi thú y, Chi cục kiểm định chất lượng Nông lâm thủy sản tại các tỉnh, huyện và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân, các cơ sở sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cán bộ kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi trong các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi và phát triển nông thôn.
Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng thuộc khối Nông – Lâm – Ngư, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi.
Làm chủ doanh nghiệp, xây dựng cơ sở tư nhân trong lĩnh vực chăn nuôi.
|
|
Cơ hội việc làm của ngành chăn nuôi tương đối lớn khi có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. |
Thế mạnh đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiểu một cách đơn giản, chăn nuôi là ngành nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi với các kỹ thuật chăn nuôi phù hợp.
Sinh viên ngành chăn nuôi được trang bị kiến thức về chọn và nhân giống vật nuôi; thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi; kỹ năng phối hợp khẩu phần, thực hiện quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, marketing thức ăn chăn nuôi, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Ở những trường đại học có thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ như Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì các hoạt động, tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp, trang trại luôn được chú trọng tổ chức vào mỗi học kỳ để hiện thực hóa tối đa các kiến thức mà sinh viên đã được đào tạo.
Ngoài ra những lớp học kỹ năng mềm, chương trình sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học, các cuộc thi dành cho sinh viên vẫn được tổ chức định kì hàng năm giúp sinh viên ngành Chăn nuôi tại Học viện có cơ hội thu thập cho mình kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng ngoại ngữ.
Đặc biệt tạo ra sân chơi lành mạnh để các bạn được thoả sức sáng tạo, nâng cao kiến thức, đồng thời là cơ hội tạo nên những ấn tượng khó phai trong cuộc đời sinh viên.
Hơn thế nữa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thế mạnh về hệ thống cơ sở vật chất khang trang nên sinh viên theo học ngành Chăn nuôi tại đây có thể yên tâm về trình độ tay nghề vì các bạn sẽ được thực hành trong những trung tâm thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại, trang thiết bị tiên tiến để hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao
Đặc biệt, Học viện tăng cường hợp tác với các trường đại học, tổ chức trên thế giới, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập nghề nghiệp, học bổng du học. Học viện cùng Đại học Konkuk, Hàn Quốc xây dựng dự án do tổ chức KOICA tài trợ với tổng giá trị 15 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn 2021-2030.
Dự án sẽ tăng cường năng lực giảng dạy, nghiên cứu, cải thiện cơ sở vật chất và xúc tiến liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học cho giảng viên, sinh viên ngành Chăn nuôi.
Nếu bạn yêu thích ngành Chăn nuôi và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường
|
Mãnhóm ngành
|
Tổ hợp tuyển sinh
|
Phương thức tuyển sinh
|
HVN
|
HVN03
|
A00:Toán, Vật lí, Hóa học
A01:Toán, Vật lí, Tiếng Anh
B00:Toán, Hóa học, Sinh học
D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
|
– Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;
– Xét học bạlớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;
– Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2020: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
Thông tin liên hệ: Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939.
Website: https://www.vnua.edu.vn/.
Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep