Ngày 19/10/2022, nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Seminar với chuyên đề “Chăn nuôi gia cầm ở Hàn Quốc và Việt Nam”.

Tham dự buổi seminar có PGS.TS. Đỗ Đức Lực – trưởng nhóm nghiên cứu; TS. Nguyễn Thị Vinh, Phó Khoa Chăn nuôi, các thành viên trong nhóm nghiên cứu mạnh của Khoa. Ngoài ra, còn có các khách mời là các Giáo sư của Hàn Quốc, Dự án Koica, các Thầy Cô khác trong Học viện, nghiên cứu sinh và rất nhiều sinh viên quan tâm tham dự.

Mở đầu chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực – Trưởng nhóm nghiên cứu đã khẳng định mục đích của buổi seminar là tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi. Giúp các nhà khoa học của Hàn Quốc và Việt Nam hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gia cầm tại hai nước để tìm ra các hướng nghiên cứu mới, hợp tác và phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. 

Trong buổi seminar, Ph.D Kyung-Woo Lee đến từ trường đại học Kokuk, Korea đã trình bày về tình hình chăn nuôi gia cầm tại Hàn Quốc, giới thiệu một số hướng nghiên cứu tại Hàn Quốc như: ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia cầm, nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất của gà thịt, gà thương phẩm, phúc lợi gia cầm, quản lý môi trường trong chăn nuôi, một số bệnh trên gia cầm…Tiếp theo là PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn đã trình bày bài seminar với chủ đề: “Bảo tồn và phát triển gà bản địa ở Việt Nam, cơ hội và thách thức”. Trong bài trình bày PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn đã khẳng định gà Bản địa có vai trò rất to lớn trong chăn nuôi trên toàn cầu, giúp người dân đảm bảo sinh kế, đặc biệt trong nông hộ ở các nước đang phát triển. Do sự phát triển các giống gà công nghiệp nguồn gen của gà bản địa bị mất đi không có gì bù đắp nổi. Giá thành cao làm cho gà bản địa mất sức cạnh tranh, dẫn đến mất dần các giống bản địa. Việt Nam đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, sinh học phân tử, đã tạo ra nhiều dòng gà thuần, nhiều dòng gà hỗn hợp... Giúp cho nhiều giống bản địa được bảo tồn và đang phát triển rất tốt.

Sau bài chia sẻ của ông Kyung-Woo Lee và PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn, các thầy cô trong Học viện và các chuyên gia khách mời đánh giá rất cao và cho rằng đây là một bài chia sẻ không chỉ có ích cho bên kỹ thuật mà còn có ứng dụng về kinh tế rất sâu.

Kết thúc chương trình, PGS.TS. Đỗ Đức Lực đã gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong và ngoài khoa, các chuyên gia đã trao đổi sôi nổi và đưa ra nhiều thảo luận có ý nghĩa góp phần thành công buổi seminar của nhóm nghiên cứu. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều buổi chia sẻ về các chủ đề khác nhau và đặc biệt là mong có nhiều buổi chia sẻ có tính ứng dụng thực tiễn sản xuất cao như này.

Tin bài: Nhóm NCM Giống và Công nghệ chăn nuôi

Một số hình ảnh trong buổi seminar: