LỜI NÓI ĐẦU

Những người chăn nuôi, các sinh viên, bạn bè cùng với thực tiễn đã khuyến khích tôi viết cuốn sách về nuôi dưỡng gia súc nhai lại. Cuốn sách này trình bày những kiến thức mới về khoa học trong nuôi dưỡng gia súc bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu đối với người chăn nuôi.

Mọi người nên hiểu cho tôi rằng, trên thực tế tôi không phải là một chuyên gia chăn nuôi. Những kiến thức của tôi đơn giản chỉ là những đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các nguyên lý cơ bản trong dinh dưỡng, nhưng bởi vì tôi xuất thân từ một trang trại chăn nuôi bò sữa và tôi đã giành một số thời gian tại những trang trại nên tôi hy vọng rằng tôi có thể nói chuyện với nông dân bằng ngôn ngữ của thực tế của họ.

Tôi cũng phải chỉ ra rằng, ở đây tôi đã đụng đến vấn đề mà các nhà khoa học bấy lâu nay cảm thấy rất khó khăn là làm thế nào giải thích những nguyên lý khoa học cơ bản cho người nông dân bằng thứ ngôn ngữ bình dân, dẽ hiểu và ít tính khoa học hơn. Theo tôi đây chỉ là vấn đề ngôn ngữ. Cần phải nói về cùng một vấn đề khoa học với độ chính xác kém hơn nhưng nông dân vẫn có thể hiểu được. Hy vọng là tôi đạt được mục tiêu này.

Nuôi dưỡng gia súc nhai lại thường được bao quanh bởi nhiều điều bí ẩn và thực sự chúng vẫn còn bí ẩn. Người nuôi bò có các cách thức nuôi riêng của họ, chúng có thể dựa trên nền tảng khoa học hoặc không, nhưng họ vẫn luôn tin vào nó.

Có hai lý do xác đáng vì sao nuôi dưỡng gia súc nhai lại là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Thứ nhất, dạ dày gia súc nhai lại trưởng thành là một thùng lên men lớn, ở đó vô số vi sinh vật đang phát triển, sinh sôi, nẩy nở. Tương tự như bất cứ quá trình lên men nào khác, điều kiện môi trường dạ cỏ ổn định là vô cùng quan trọng. Điều này có thể so sánh với việc sản xuất rượu vang, mỗi gia súc là một nồi lên men rượu riêng. Người chăn nuôi có thể tác động tới quá trình lên men trong dạ cỏ gia súc bằng nhiều cách như người nấu rượu tác động lên nồi lên men rượu. Trong xã hội của những người nấu rượu nghiệp dư cũng có nhiều huyền bí. Với cùng các thành phần nguyên liệu cơ bản, có một số người sẽ sản xuất được rượu ngon trong khi đó một số người khác lại sản xuất ra rượu không được ngon lắm. Với cùng loại thức ăn và gia súc, một số người chăn nuôi có thể đạt được kết quả tốt, trong khi đó số khác lại có kết quả khá tồi.

Lý do thứ hai, vì sao các loài gia súc nhai lại thuộc diện đặc biệt? Vì rằng chúng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các mối quan hệ của chúng với môi trường, bao gồm cả người chăn nuôi. Mối quan hệ này có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề dinh dưỡng của gia súc nhai lại. Ví dụ, đối với gia súc non, thiếu hiểu biết về sự quan trọng của tập tính sẽ dẫn đến việc đưa sữa vào trong dạ cỏ hơn là vào trong dạ dày thật của chúng, và việc đó sẽ dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá và giảm khả năng sản xuất. Vì tất cả những lý do trên, một điều dễ hiểu là nuôi dưỡng gia súc nhai lại là nguồn gốc của những cuộc tranh luận sôi nổi giữa người chăn nuôi trong hàng trăm năm qua và ít khi có được sự thống nhất về quan điểm. Việc nuôi dưỡng gia súc nhai lại chủ yếu bằng trực giác, hơn là bằng các phương pháp khoa học đã có nhiều bất lợi vì người chăn nuôi dễ bị những nhà buôn hám lợi lợi dụng bán các sản phẩm của họ, các sản phẩm này hiện vẫn còn cần phải bàn về phương diện ích lợi, dù chúng được bày bán trên thị trường.

Rất nhiều nghệ thuật nuôi dưỡng gia súc nhai lại ngày nay đã có thể được giải thích. Những người chăn nuôi chịu quan sát từ các quan sát một cách hệ thống tạo ra các nguyên tắc, các nguyên tắc này hiện đã được tư liệu hoá một cách khoa học. Ví dụ một vài người chăn nuôi tin chắc rằng cho cừu cái ăn bột cá trước khi đẻ sẽ làm cho cừu con sinh ra khoẻ hơn. Hiện tại, khoa học ủng hộ việc làm này. Các lý thuyết khác có thể khó giải thích hơn như khi cho cừu cái ăn củ cải thì khi sinh con, cừu con có sừng dài hơn bình thường.

Ý định của tôi khi viết cuốn sách này là nhằm thảo luận về vấn đề nuôi dưỡng động vật nhai lại với trọng tâm nhấn mạnh các khía cạnh nuôi dưỡng đến nay đã được khoa học chứng minh. Trong khi vẫn còn nhiều vấn đề nuôi dưỡng tồn tại, sự hiểu biết về các chức năng của gia súc sẽ giúp bảm bảo cho người chăn nuôi mắc phải ít sai lầm hơn. Quan trọng hơn, nó có thể giúp người nông dân nhận thức rõ hơn khi họ mua các sản phẩm ngoài chợ. Sự hiểu biết các chức năng của gia súc sẽ giúp nông dân chăm sóc gia súc tốt hơn. Có thêm kiến thức, người chăn nuôi, những người mà kế sinh nhai phụ thuộc vào nghề chăn nuôi gia súc nhai lại, càng say mê hơn trong công việc hơn Một số người chăn nuôi cho gia súc ăn.