TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH CHĂN NUÔI (Animal Science)

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Mã ngành: 8620105

1. CHUẨN ĐẦU RA

1.1. Về kiến thức

1.1.1. Kiến thức chung

Trình độ lý luận chính trị:

Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.

Kiến thức Ngành:

- Có kiến thức chuyên sâu về Chọn lọc và nhân giống vật nuôi; dinh dưỡng và thức ăn; tổ chức sản xuất chăn nuôi;

- Áp dụng các kiến thức về chọn lọc và nhân giống; dinh dưỡng và thức ăn; môi trường vào tổ chức sản xuất chăn nuôi;

- Có năng lực xây dựng các dự án, quản lý và tổ chức sản xuất chăn nuôi.

1.1.2. Kiến thức bổ trợ

- Vận dụng được các kiến thức về quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn,  bảo vệ môi trường, marketing nông nghiệp và văn hóa trong giao tiếp kinh doanh để chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh, an toàn và phát triển bền vững

- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về các văn bản pháp quy có liên quan đến chăn nuôi và quản lý sức khỏe vật nuôi.

Kiến thức thực tập và tốt nghiệp:

- Tham gia vào các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

1.2. Kỹ năng

1.2.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

- Có khả tổ chức sản xuất; tư vấn về giống, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng phát sinh trong vực chăn nuôi.

- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; tổ chức và quản lý công việc chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng viết và trình bày báo cáo khoa học thành thạo.

Các kỹ năng tư duy và năng lực học tập suốt đời:

- Có khả triển chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật, phương pháp; áp dụng tiến bộ mới vào thực tiễn chăn nuôi.

Kỹ năng sử dụng CNTT:

Sử dụng thành thạo máy tính; các phần mềm chuyên ngành về quản lý giống, phần mềm chọn lọc và nhân giống; phần mềm phối hợp khẩu phần và phần mềm xử lý thống kê.

1.2.2. Kỹ năng ngoại ngữ

Tiếng Anh tối thiểu đạt B1 hoặc TOEFL 450 theo khung tham chiếu chung Châu Âu. Hiểu được các ý chính của các chủ đề liên quan đến ngành chăn nuôi; có thể viết, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

1.3. Mức tự chủ và trách nhiệm

1.3.1. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

- Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

- Có năng lực tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi.

1.3.2. Kỹ năng lập luận nghề nghiệp

- Nhận xét, đề xuất và giải quyết những vấn đề có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi.

- Tổ chức chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

- Tự định hướng, phối hợp hoạt động và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực chăn nuôi.

1.3.3. Năng lực học tập suốt đời

- Tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực chăn nuôi.

2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH

2.1. Đối tượng đào tạo

Tốt nghiệp đại học ngành Chăn nuôi và một số ngành liên quan được phép chuyển đổi.

2.2. Nguồn tuyển sinh

2.2.1. Ngành đúng và ngành phù hợp

Chăn nuôi thú y, Dinh dưỡng và Công nghệ thức ăn chăn nuôi, Khoa học vật nuôi.

2.2.2. Ngành gần

Nhóm 1: Thú y, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.

Nhóm 2: Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Quản lý nguồn lợi thủy sản, Sinh học.

Các kiến thức cần bổ túc:

TT

Tên môn học

Số tín chỉ

Nhóm 1

Nhóm 2

1

Động vật học

3

X

X

2

Sinh lý động vật

3

X

X

3

Dinh dưỡng động vật

3

X

X

4

Thức ăn chăn nuôi

2

X

X

5

Chọn và nhân giống vật nuôi

3

X

X

6

Chăn nuôi gia cầm

3

 

X

7

Chăn nuôi lợn

3

 

X

8

Chăn nuôi trâu bò

3

 

X

2.3. Các môn thi tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp

2.3.1. Các môn thi tuyển sinh

Sinh lý động vật, Chăn nuôi lợn, tiếng Anh.

2.3.2. Điều kiện tốt nghiệp

Theo Quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định hiện hành về đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3.1. Khối lượng kiến thức thối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

            Tổng số 60 tín chỉ, thời gia đào tạo 1,5 – 2 năm.

3.2. Cấu trúc chương trình đào tạo                

TT

Mã HP

Tên học phần

Số tín chỉ

I

Học phần bắt buộc

31

1

ML 06002

Triết học

3

2

SN 06003

Tiếng Anh

2

3

CN06005

Hoá sinh động vật nâng cao

2

4

CN06006

Sinh lý động vật nâng cao

2

5

CN06007

Dinh dưỡng động vật nâng cao

2

6

CN07033

Di truyền ứng dụng trong chăn nuôi

2

7

CN07019

Chọn lọc và nhân giống vật nuôi

2

8

CN07034

Thức ăn chăn nuôi

2

9

CN07023

Những tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn

2

10

CN07024

Những tiến bộ mới trong chăn nuôi gia cầm

2

11

CN07025

Những tiến bộ mới trong CN gia súc nhai lại

2

12

KT07025

Kinh tế nông trại nâng cao

2

13

CN07028

Hệ thống chăn nuôi

2

14

CN06011

Thiết kế thí nghiệm

2

15

CN07021

Quản lý giống vật nuôi

2

II

Học phần tự chọn (tối thiểu 17 TC )

17

16

CN07020

Bảo tồn quỹ gen động vật

2

17

CN07036

Ứng dụng kỹ thuật sinh sản trong chăn nuôi

2

18

CN07037

Kiểm soát chất lượng và hệ thống quản lý thức ăn chăn nuôi

2

19

CN07016

Thức ăn bổ sung và phụ gia

2

20

CN07039

Bệnh dinh dưỡng và các chất có hại trong thức ăn chăn nuôi

2

21

CN07031

Đánh giá chất lượng sản phẩm chăn nuôi

2

22

CN07032

Chuồng trại và quản lý chất thải chăn nuôi

2

23

KQ07024

Marketing nông nghiệp nâng cao

2

24

CN06016

Ứng dụng tập tính và Welfare trên động vật

1

25

TY07029

Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật

2

26

CN07041

Chăn nuôi động vật hoang dã

2

27

CN07035

Quản lý trang trại chăn nuôi

2

28

CP07021

Công nghệ bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi

2

31

CN07040

Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi

2

III

Luận văn tốt nghiệp

12

32

CN07997

Luận văn thạc sĩ

12

 

 

Tổng

60