Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Chăn nuôi
Mã ngành: 72 62 01 05
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
CHỈ TIÊU TUYỂN SINH NĂM 2018
Chỉ tiêu: 410
Khối thi: A00 (Toán, Lý, Hòa), A01 (Toán, Lý, Tiếg Anh), B00 (Toán, Sinh, Hóa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI
Sinh viên học ngành Chăn nuôi được trang bị kiến thức về di truyền, chọn lọc và nhân giống vật nuôi; thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi; kỹ năng phối hợp khẩu phần, chế biến, sản xuất và thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn, kiểm soát và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, marketing thức ăn chăn nuôi, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi,…
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trang bị kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch, tư duy thành công … cũng như thái độ, đạo đức nghề nghiệp.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC CHUYÊN NGÀNH
1. Chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y K62.
2. Chuyên ngành Khoa học vật nuôi K62
3. Chuyên ngành Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi K62
CƠ HỘI VIỆC LÀM TRONG TƯƠNG LAI
VỊ TRÍ VIỆC LÀM |
NƠI LÀM VIỆC |
||
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CƠ SỞ ĐÀO TẠO/ VIỆN NGHIÊN CỨU/ TỔ CHỨC QUỐC TẾ |
DOANH NGHIỆP/ CƠ SỞ TƯ NHÂN/ KHỞI NGHIỆP |
ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC |
|
– Kỹ sư chăn nuôi , Chăn nuôi thú y.
– Giảng viên, Nghiên cứu viên, Chuyên viên, kỹ thuật viên khoa học trong lĩnh vực Chăn nuôi, chăn nuôi thú y. – Kỹ thuật trại, kỹ thuật thị trường, Marketing các sản phẩm liên quan đến Chăn nuôi thú y. |
– Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến công tác quản lý Chăn nuôi, thú y.
– Các cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Chăn nuôi, thú y. – Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; các Hiệp hội có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y |
– Các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất chăn nuôi và kinh doanh trong lĩnh vực Chăn nuôi, thú y; thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vật tư, thiết bị chăn nuôi thú y.
– Các hoạt động khác liên quan đến khoa học động vật, chăn nuôi, thú y nói chung. |
– Có thể học tiếp chương trình sau đại học ngành Chăn nuôi và các chuyên ngành gần như thú y, thủy sản, công nghệ sinh học, hoặc những chuyên ngành có liên quan này ở trong và ngoài nước. |
Sinh viên học ngành Chăn nuôi được trang bị kiến thức về di truyền, chọn lọc và nhân giống vật nuôi; thực hiện quy trình công nghệ chăn nuôi; chẩn đoán, phòng và trị bệnh vật nuôi; kỹ năng phối hợp khẩu phần, chế biến, sản xuất và thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi; phân tích kiểm định chất lượng thức ăn, kiểm soát và quản lý vệ sinh môi trường chăn nuôi, marketing thức ăn chăn nuôi, phân tích kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi,…
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trang bị kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian, lập kế hoạch, tư duy thành công … cũng như thái độ, đạo đức nghề nghiệp.