Chuyên ngành: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Nutrition and Animal Feed)            

Mã ngành: 62 62 01 07              

Loại hình đào tạo: Tập trung/Không tập trung

(Ban hành tại Quyết định số 4234 ngày 29  tháng 12 năm 2015   

của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

1.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thức ăn, dinh dưỡng vật nuôi.

-         Sử dụng tốt các kiến thức chuyên sâu và có năng lực biện giải, thẩm định, đánh giá trong lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

-         Sử dụng thành thạo và lựa chọn được phương pháp nghiên cứu hiện đại, tiên tiến ứng dụng trong dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

-         Có năng lực xây dựng, thiết lập các đề xuất đề tài/dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi cũng như liên ngành.

-         Có năng lực tư duy phản biện đểphân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan mật thiết đến chuyên môn, xác định được những vấn đề còn tồn tại để tổ chức nghiên cứu và phát triển các nguyên lý, học thuyết để giải quyết tồn tại.

-         Giải thích, phân loại và vận dụng được các kiến thức về quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn, bảo vệ môi trường, marketing nông nghiệp và văn hóa trong giao tiếp kinh doanh, an toàn và phát triển bền vững.

-         Vận dụng và khai thác các kiến thức cơ bản về các văn bản pháp quy có liên quan đến dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi.

-         Năm bắt và áp dụng được những kiến thức nâng cao và mới trong dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi.

-         Có năng lực viết báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học, viết bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành.

-         Tham gia vào các đề tài, dự án nghiên cứu, thử nghiệm các cấp.

* Các kỹ năng nghề nghiệp

-         Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng tổ chức, quản lý và lập kế hoạch cho các công việc liên quan đến chuyên ngành dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

-         Khai thác, phân loại và thẩm định được các nguồn tài liệu, tổng hợp, mở rộng kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.

-         Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng viết và trình bày báo cáo khoa học thành thạo.

* Các kỹ năng tư duy và năng lực học tập suốt đời:

-         Có khả năng tự tìm tòi, sáng tạo và độc lập triển khai nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi.

-         Năng lực hiểu bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và tổ chức:

-         Năng lực phân loại, thẩm định kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn:

-         Vận dụng thành thạo các kỹ thuật/phương pháp/tiến bộ mới vào lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu vào thực tiễn chăn nuôi

* Kỹ năng sử dụng CNTT:

-         Vận dụng được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, các vấn đề về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), và một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT; Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu.

-         Thao tác tốt các phần mềm tin học sử dụng trong chuyên môn (phối hợp khẩu phần, xử lý thống kê, quản lí chuồng trại).

Kỹ năng ngoại ngữ:

-         Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B2 hoặc TOEFL Paper 500 theo khung tham chiếu chung Châu Âu. Hiểu rõ các các chủ đề liên quan đến dinh dưỡng vật nuôi; có thể viết, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

-         Sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông (nói, viết, lắng nghe, điện tử, đồ hoạ).

  1. e) Năng lực tự chủ và trách nhiệm

* Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:

-         Có khả năng phát hiện và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

-         Có năng lực xây dựng, đề xuất đề tài/dự án và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi cũng như liên ngành

-         Có năng lực thiết lập mạng lưới hợp tác các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn.

Kỹ năng lập luận nghề nghiệp:

-         Vận dụng được các kiến thức chuyên môn để đưa ra các nhận xét, đề xuất và giải quyêt các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

-         Có khả năng đưa ra được những sáng kiến, đưa ra được những nguyên tắc, quy luật tong nghiên cứu và công việc liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.

-         Lập kế hoạch và phát triển chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

-         Có khả năng thiết kế, tổ chức nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và công bố kết quả nghiên cứu. Có năng lực nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi. Có khả năng đánh giá, phản biện các đề tài, dự án về lĩnh vực chăn nuôi, phát triển nông thôn.

* Kỹ năng hiểu bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và tổ chức:

Có khả năng tự định hướng, phối hợp, thiết kế hoạt động và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực chăn nuôi.

* Năng lực học tập suốt đời:

-         Vận dụng, phát triển chuyên môn và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng.

-         Tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực chăn nuôi.

2. Thời gian đào tạo

            Thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm, đối với người chưa có bằng thạc sĩ là 04 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

1

Kiến thức bắt buộc chung

6

2

Kiến thức tự chọn

8

3

Tiểu luận tổng quan

2

4

Chuyên đề

4

5

Luận án

70

 

Cộng

90

-         Nếu NCS chưa có bằng thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc chương trình đào thạc sĩ ngành Chăn nuôi, chưa kể học phần triết học và tiếng Anh.

-         Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết theo yêu cầu của ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu.

4. Ðối tượng tuyển sinh

4.1. Đối tượng

            Cán bộ nghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu; cán bộ thuộc các tổ chức kinh tế-xã hội khác của Việt Nam cung như khu vực đã có bằng đại học chính quy (xếp loại khá trở lên) hoặc bằng cao học thuộc chuyên ngành đúng, phù hợp và chuyên ngành gần theo chương trình đào tạo

4.2. Ngành/chuyên ngành tuyển sinh

4.2.1. Ngành/chuyên ngành đúng và phù hợp

Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y, Dinh dưỡng và Công nghệ sản xuất thức ăn.

4.2.2. Ngành/chuyên ngành gần

Thú y, Sinh học, Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản., công nghệ thực phẩm.

                       

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế, Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về đào tạo trình độ tiến sĩ.

6. Thang điểm

       Đánh giá theo thang điểm 10.

7. Nội dung chương trình

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh

Tổng số TC

Lý thuyết

Thực hành

BB

TC

HỌC PHẦN TIẾN SĨ

 

 

 

 

 

1

CN08017

Những tiến bộ mới trong Dinh dưỡng động vật

Recent advances in Animal Nutrition

3

 

 

x

 

2

CN08018

Các hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho lợn, gia cầm và động vật nhai lại

New feed evaluation system for pig, poultry and ruminants

3

 

 

x

 

3

CN08020

Chế biến và bảo quản thức ăn hạt và công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp

Grains processing technology and concentrate production

2

 

 

 

0

4

CN08021

Chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp

Forage and agricultural by-products processing technology

3

 

 

 

0

5

CN08030

Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi không kháng sinh và chăn nuôi hữu cơ

Bases Nutrition and feeding in Animal Production no antibiotics and Organic

2

 

 

 

0

6

CN08031

Khoáng hữu cơ và khoáng nano trong dinh dưỡng động vật

Organic and nano mineral in Animal Nutrition

2

 

 

 

0

7

CN08019

Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Feed supplements

3

 

 

 

0

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VÀ CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

1

TLTQ

Tiểu luận tổng quan

 

2

1.5

0.5

x

 

2

Dinh dưỡng protein và axit amin

Protein and amino acid nutrition

2

 

 

 

x

3

Dinh dưỡng năng lượng

Energy nutrition

2

 

 

 

x

4

Dinh dưỡng vitamin

Vitamin nutrition

2

 

 

 

x

5

Dinh dưỡng khoáng

Mineral nutrition

2

 

 

 

x

6

Enzyme thức ăn chăn nuôi (enzyme ngoại sinh)

Exogenous enzyme in animal feed

2

 

 

 

x

7

Các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi

The alternative solution for antibiotics use in animal feed

2

 

 

 

x

8

Vitamin, vi khoáng và miễn dịch

Vitamin, mineral and immunology

2

 

 

 

x

9

Axit amin và miễn dịch

Amino acid and immunology

2

 

 

 

x

10

Axit béo và miễn dịch

Fatty acid and immunology

2

 

 

 

x

11

Phospho phytat và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng P hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi

Phytate phosphorus and measures to improve efficiency of organic phosphorus use in animal feed

2

 

 

 

x

12

Chất chống oxy hóa trong thức ăn chăn nuôi

Antioxidants in animal feed

2

 

 

 

x

13

Dinh dưỡng và biểu thị gen

Nutrition and gene expression

2

 

 

 

x

14

Axit hữu cơ bổ sung cho lợn và gia cầm

Organic acid for swine and poultry

2

 

 

 

x

15

Kháng thể và chế phẩm kháng thể bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Antibody and antibody compositions use in animal feed

2

 

 

 

x

16

Vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi

Animal Feed safety

2

 

 

 

x

LUẬN ÁN

Thesis

70

 

 

x

 

8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

Học kỳ

TT

Tên học phần

Tên tiếng Anh của HP

Mã học phần

Tổng số TC

LT

TH

BB/ TC

1

1

Những tiến bộ mới trong Dinh dưỡng động vật

Recent advances in Animal Nutrition

CN08017

3

 

 

BB

1

2

Các hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho lợn, gia cầm và động vật nhai lại

New feed evaluation system for pig, poultry and ruminants

CN08018

3

 

 

BB

2

3

Chế biến và bảo quản thức ăn hạt và công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp

Grains processing technology and concentrate production

CN08020

2

 

 

TC

2

4

Chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp

Forage and agricultural by-products processing technology

CN08021

3

 

 

TC

2

5

Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi không kháng sinh và chăn nuôi hữu cơ

Bases Nutrition and feeding in Animal Production no antibiotics and Organic

CN08030

3

 

 

TC

2

6

Khoáng hữu cơ và khoáng nano trong dinh dưỡng động vật

Organic and nano mineral in Animal Nutrition

CN08031

2

 

 

TC

2

7

Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Feed supplements

CN08019

3

 

 

TC

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần, TLTQ và chuyên đề

9.1. Học phần bắt buộc

CN08017Những tiến bộ mới về dinh dưỡng học  động vật: Những thành tựu khoa học mới về dinh dưỡng năng lượng,  protein và axit amin, về lipid và acid béo, vitamin, chất khoáng; mối quan hệ giữa dinh dưỡng và chức năng miễn dịch, giữa dinh dưỡng và biểu thị gene. Ứng dụng các thành tựu mới về dinh dưỡng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe động vật nuôi cũng như bảo vệ môi trường.

CN08018 Các hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho lợn, gia cầm và động vật nhai lại (New feed evaluation system for pig, poultry and ruminants) 2 TC (2 – 0 – 4) Hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein cho lợn; Hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein cho gia cầm; Hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein cho gia súc nhai lại.

9.2. Học phần tự chọn

CN08017 Những tiến bộ trong  dinh dưỡng  động vật (Recent advances in Animal Nutrition) (3TC: 3 - 0 - 6) Những thành tựu khoa học mới về dinh dưỡng năng lượng,  protein và axit amin, về lipid và acid béo, vitamin, chất khoáng; Ứng dụng các thành tựu mới về dinh dưỡng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động vật nuôi cũng như bảo vệ môi trường.

CN08019. Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi (Feed supplements) (2TC: 2 - 0 - 4). Định nghĩa và phân loại thức ăn bổ sung và phụ gia; Tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn bổ sung và phụ gia; Thức ăn bổ sung, phụ gia và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

CN08020. Chế biến và bảo quản thức ăn hạt và công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp (Grains processing technology and concentrate production) (2TC: 2 - 0 - 4). Chế biến và bảo quản thức ăn hạt; Nguyên liệu và quản trị nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp;  Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp và kiểm soát chất lượng thành phẩm trong quá trình sản xuất

CN08021. Chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp (Forage and agricultural by-products processing technology) (2TC: 2 – 0 – 4). Các phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh; Những tiến bộ mới trong chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh; Đặc điểm một số loại phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam và phương pháp chế biến bảo quản

CN08030. Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi không kháng sinh và chăn nuôi hữu cơ (2TC: 1,5 - 0,5 - 4)  (Bases Nutrition and feeding in Animal Production no antibiotics and Organic).  Tác hại của việc sử dụng thường xuyên kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Cơ sở dinh dưỡng - thức ăn và chế phẩm sinh học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn cho động vật nuôi trong chế độ nuôi dưỡng không kháng sinh trong thức ăn. Các quy đinh về hệ thống chăn nuôi gia súc, gia cầm hữu cơ, cơ sở dinh dưỡng - thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ.

CN08031. Khoáng hữu cơ và khoáng nano trong dinh dưỡng động vật (2TC: 1,5 - 0,5 - 4) ( Organic and nano mineral in Animal Nutrition) Vai trò các chất khoáng trong dinh dưỡng động vật. Các nguồn chất khoáng vô cơ làm thức ăn chăn nuôi và ô nhiễm môi trường, Các chất khoáng hữu cơ, quy trình sản xuất và sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Khái niệm, qui trình sản xuất và sử dụng khoáng nano trong thức ăn chăn nuôi. Khoáng hữu cơ và khoáng nano đối với sức khỏe động vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

9.3. Tiểu luận tổng quan

a) Quy định

Bài tiểu luận tổng quan, tương đương 2 tín chỉ, được NCS trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan mật thiết đến đề tài luận án, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Bài tiểu luận không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5; phần trình bày bằng PowerPoint không quá 20 phút.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

- Chất lượng thông tin chuyên môn:          5 điểm

- Chất lượng trình bày:                                2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng:                   3 điểm

9.4. Chuyên đề

a) Quy định

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. 

Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề.

b) Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá tiểu luận tổng quan (theo thang điểm 10)

-         Chất lượng thông tin chuyên môn:      5 điểm

-         Chất lượng trình bày:                             2 điểm

-         Trả lời câu hỏi của hội đồng:                3 điểm

c) Mô tả hướng chuyên đề

1. Dinh dưỡng protein và axit amin: Protein bản chất hóa học, phân loại và nguồn gốc. Vai trò dinh dưỡng của protein và axit amin trong dinh dưỡng động vật. Cân đối axit amin khẩu phần. Các đặc điểm về nhu cầu axit amin cho lợn và gia cầm. Chỉ thị đánh giá sự phù hợp tỷ lệ protein trong khẩu phân. Bổ sung axit amin công nghiệp.

2. Dinh dưỡng năng lượng: Vai trò năng lượng trong dinh dưỡng động vật. Mối quan hệ giữa protein, lysine và năng lượng khẩu phần. Các rối loạn trong chuyển hóa năng lượng (tiểu đường, gan nhiễm mỡ, ketosis, lactic acidosis). Các giải pháp hay chiến lược kiểm soát.  lược

3. Dinh dưỡng vitamin: Khái niệm, nguồn gôc và phân loại. Đặc điểm vật lý hóa học các loại Vitamin hòa tan trong nước và trong dầu. Vai trò dinh dưỡng và các rối loạn do thiếu vitamin. Các đánh giá mới về nhu cầu vitamin cho lợn và bò sữa và ứng dụng thực tiễn. 

4.  Dinh dưỡng vi khoáng: Phân loại vi khoáng và vai trò dinh dưỡng của các vi khoáng. Vi khoáng hữu cơ và lợi ích trong chăn nuôi. Bổ sung vi khoáng cho động và dày đơn và cho loài nhai lại. Các khoáng độc và ô nhiễm khoáng.

5. Enzyme trong thức ăn chăn nuôi (Enzyme ngoại sinh): Ezyme, các nhóm men đang được sử dụng trong Chăn nuôi Thú Y. Nguyên tắc sử dụng enzyme ngoại sinh trong chăn nuôi. Vai trò và cách sử dụng phytase và nhóm enzyme phân giải NSP (non-starch-polysaccharide). Các chế phẩm enzyme đang sử dụng ở nước ta và những chú ý khi sử dụng các chế phẩm này.

6. Các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi: Tác hại của việc sử dụng kháng sinh như là chất kích thích tăng trưởng . Các biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi (bổ sung acid hữu cơ, enzyme thức ăn, probitic, prebiotic, kháng thể, kháng sinh thảo dược…)

7. Vitamin A, vitamin D và miễn dịch: Tóm tắt hệ thống miễn dịch và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Sinh hóa và chuyển hóa vitamin A, D. vitamin A, D và chức năng miễn dịch (miễn dịch niêm mạc, tế bào NK, Neutrophils, lympho T, monocytes và đại thực bào, lympho B, đáp ứng kháng thể). 

8. Vi khoáng (kẽm, sắt và slen)  và miễn dịch: Tóm tắt hệ thống miễn dịch và hoạt động của hện thống miễn dịch. Thiếu kẽmvà sự suy giảm chức năng tế bào miễn dịch (chức năng neutrophil, monocyte/đại thực bào, tế bào NK, tế bào T và B).Thiếu và thừa sắt đối với chức năng miễn dịch, tình trạng sắt và bệnh truyền nhiễm. Ảnh hưởng của selen đến hệ thống miễn dịch (ảnh hưởng của selen đến sự giết vi khuẩn, đến sự chuyển hóa eicosanoid, đến chức năng các tế bào miễn dịch. Ảnh hưởng của selen đến một số bệnh virus và vi khuẩn, ung thư và  bệnh tim mạch).

9. Acid amin (arginine, glutamine và acid amin chứa sunphur) và miễn dịch: Sinh hóa học của arginine (sự tổng hợp arginine, con đường nitric oxide của chuyển hóa arginine, con đường arginase/ornithine của chuyển hóa arginine, các con đường khác của chuyển hóa arginine). Cơ chế hoạt động của arginine đến chức năng miễn dịch. Sinh tổng hợp của glutamin, chuyển hóa glutamine bởi tế bào của hệ thống miễn dịch. Glutamine và chức năng tế bào miễn dịch. Sinh góa học các acid amin chứa S. Chuyển hóa của glutathione và acid amin chứa S khi bị bệnh truyền nhiễm; glutathione và hệ thống miễn dịch; taurine và chức năng miễn dịch.

10. Axit béo và miễn dịch: Nguồn acid béo khẩu phần, acid béo và hệ thống  miễn dịch tự nhiên, acid béo và miễn dịch thu được. Cơ chế ảnh hưởng của acid béo khẩu phần đến chức năng miễn dịch. Acid béo và bệnh của hệ thống miễn dịch (bệnh tự miễn, vết  thương và nhiễm  trùng, ung thư).

11. Phospho phytat và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng P hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi: Hóa học của P phytate và ảnh hưởng bất lợi của acid phytic đối với sự lợi dụng phospho và các chất dinh dưỡng thức ăn. Vai trò của enzyme phytase trong việc cải thiện độ lợi dụng của phospho và các chất dinh dưỡng thức ăn. Các chế phẩm phytase hiện đang sử dụng và các chú ý khi sử dụng.

12. Dinh dưỡng và biểu thị gen: DNA và sinh tổng hợp protein (tóm tắt). Kiểm soát sự sao mã phụ thuộc acid amin của tế bào động vật. Acid béo và biểu thị gene ; vai trò RARs và RXRs trong điều khiển cơ chế hoạt động của vitamin A; điều khiển biểu thị gene của biotin, vitamin B6, vitamin C; điều khiển biểu thị selenoprotein và hậu quả của sự thiếu selen và/hay vitamin E đến biểu thị gene 

13. Axit hữu cơ bổ sung cho lợn và gia cầm: Các loại axit hữu cơ bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Cơ chế ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại của axit hữu cơ. Các chế phẩm axit hữu cơ đang sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta và những chú ý khi sử dụng.

14. Kháng thể và chế phẩm kháng thể bổ sung trong thức ăn chăn nuôi: Các chế phẩm kháng thể bổ sung trong thức ăn chăn nuôi (plasma phun khô, bột trứng gà). Cơ chế tác động  và lợi ích của kháng thể bổ sung trên động vật nuôi.

15. Vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi: Quan hệ giữa an toàn thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Các hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi (thực hành sản xuất tốt GMP và Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu HACCP).

10. Nghiên cứu khoa học và làm luận án tiến sĩ

10.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiện một đề tài luận án dưới dạng nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

10.2. Bài báo khoa học

Nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất hai bài báo có liên quan đến luận án trên các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quy định cho ngành (xét theo năm bài báo công bố) hoặc có trong danh mục tạp chí sau đây. Trong đó ít nhất 01 bài đăng ở Tạp chí Khoa học và Phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và phải có ít nhất 01 bài NCS là tác giả chính (đứng đầu).

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha. Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành quyết định

Các tạp chí có chỉ số ISSN và có phản biện

2

Tạp chí

Có chỉ số ISSN

3

Nông nghiệp và PTNT

Bộ Nông nghiệp & PTNT

4

Khoa học và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5

Khoa học và công nghệ chăn nuôi

Viện Chăn nuôi

6

Chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam

10.3. Hội thảo khoa học

NCS được yêu cầu tham dự và trình bày ít nhất 2 hội thảo khoa học trong nước (khuyến khích tham dự và trình bày hội thảo quốc tế) về các nội dung liên quan đến luận án.

10.4. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.

Luận án phải có những đóng góp mới về mặt học thuật, được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành khoa học để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Tác giả luận án phải có cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình. Khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh.

Luận án tiến sĩ có khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Hình thức luận án phải được trình bày theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp Bộ môn và Cấp Học viện.

11. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Học phần

Đơn vị phụ trách

Giảng viên phụ trách

Họ tên giảng viên

Năm sinh

Văn bằng cao nhất

1

Những tiến bộ mới về dinh dưỡng học động vật

Khoa Chăn nuôi

Tôn Thất Sơn

 

PGS.TS

2

Các hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho lợn, gia cầm và động vật nhai lại

Khoa Chăn nuôi

Bùi Quang Tuấn

 

PGS.TS

3

Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Khoa Chăn nuôi

Bùi Quang Tuấn

 

PGS.TS

4

Chế biến và bảo quản thức ăn hạt và công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp

Khoa Chăn nuôi

Bùi Quang Tuấn

 

PGS.TS

5

Chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp

Khoa Chăn nuôi

Bùi Quang Tuấn

 

PGS.TS

6

Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi không kháng sinh và chăn nuôi hữu cơ

Khoa Chăn nuôi

Tôn Thất Sơn

 

PGS.TS

7

Khoáng hữu cơ và khoáng nano trong dinh dưỡng động vật

Khoa Chăn nuôi

Tôn Thất Sơn

 

PGS.TS

 

12. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

12.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng

Các phòng thí nghiệm của khoa và của Học viện, các phòng thí nghiệm của các Viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, và công nghệ thực phẩm

 

12.2. Thư viện

Hệ thống thư viện và phòng đọc: NCS có thể sử dụng hai cơ sở: thư viện trung tâm của trường và thư viện của Khoa. Đặc biệt thư viện của Khoa với hàng nghìn đầu sách khác nhau cả sách tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phục vụ cho các chuyên ngành của Khoa. Hệ thống thư viện mới được nâng cấp về cách tra cứu, mượn và hoàn trả sách và tài liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Để phục vụ chương trình đào tạo này, hàng năm sẽ có kế hoạch bổ sung thêm sách tiếng Anh chuyên ngành

 

12.3. Giáo trình, Bài giảng

TT

Học phần

Giáo trình/

Bài giảng

Tên

tác giả

Nhà

xuất bản

Năm

XB

1

Những tiến bộ mới về dinh dưỡng học động vật

Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam

Viện Chăn nuôi Quốc gia

Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội năm

2001

2

Các hệ thống mới đánh giá giá trị năng lượng và protein của thức ăn cho lợn, gia cầm và động vật nhai lại

Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt nam

Viện Chăn nuôi Quốc gia

Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội năm

2001

3

Chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

Feed Additieves Regulations

European Comunities

Published by the Stationary Office Dublin

2005

 

Chế biến và bảo quản thức ăn hạt và công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp

Nutrient Requirements of Swine

NRC.

www.nap.edu/catalog/6016.html

1998

4

Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi không kháng sinh và chăn nuôi hữu cơ

 

 

 

 

5

Khoáng hữu cơ và khoáng nano trong dinh dưỡng động vật

 

 

 

 

13. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Thực hiện theo Quy chế, Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

14. Đề cương chi tiết các học phần (kèm theo)

Chuyên ngành:             Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Nutrition and Animal Feed)            

Mã ngành:                62 62 01 07              

            Loại hình đào tạo: Tập trung/Không tập trung