I. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên ngành đăng ký đào tạo: Chăn nuôi – Thú y (Animal Production and Health)

Mã ngành đào tạo: 8.62.01.06

Tên chương trình đào tạo: Chăn nuôi – Thú y định hướng ứng dụng

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Tên văn bằng: Thạc sĩ Chăn nuôi – Thú y (Master of Animal Production and Health) 

II. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung:

Đào tạo thạc sĩ chăn nuôi - thú y có phẩm chất chính trị vững vàng, yêu nghề; vận dụng sáng tạo kiến thức và phát triển kỹ năng chuyên môn trong hoạt động nghề nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

-          Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và năng lực tự chủ trong hoạt động chăn nuôi – thú y;

-          Kết hợp có hiệu quả kiến thức về giống, dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi vào tổ chức sản xuất;

-          Ứng dụng các kỹ thuật thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh;

-           Có ý thức tự học và sáng tạo, tự nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y.

Định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp:

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Chăn nuôi – Thú y định hướng ứng dụng có thể làm việc ở những vị trí công việc và cơ quan sau:

-          Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục chăn nuôi – thú y, Cục Thú y, cơ quan thú y vùng, trung tâm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan);

-          Viện và trung tâm nghiên cứu (Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, Viện Khoa học Nông nghiệp và các trung tâm nghiên cứu liên quan);

-          Trường đại học, cơ sở đào tạo có khối ngành chăn nuôi và thú y;

-          Các đơn vị hành chính sự nghiệp;

-          Tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến ngành chăn nuôi, thú y;

-          Các cơ sở khác có hoạt động liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn.

III. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Kiến thức

-          Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống.

-          Có kiến thức chuyên sâu về chọn giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi để áp dụng vào tổ chức sản xuất chăn nuôi;

-          Kết nối các kiến thức về thú y để đưa ra giải pháp quản lý rủi ro, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

1.2.2. Kỹ năng

-          Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt B1 theo khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương; Hiểu, viết, trình bày và thảo luận một số chủ đề chuyên môn trong chăn nuôi và thú y bằng tiếng Anh;

-          Sử dụng thành thạo phần mềm chuyên ngành vào hoạt động sản xuất chăn nuôi và thú y;

-          Tư vấn về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe vật nuôi;

-          Có kỹ năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

-          Có ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp; Tự học và tự nghiên cứu để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chăn nuôi và quản lý sức khỏe vật nuôi;

-          Tự chủ, sáng tạo, phối hợp hoạt động và thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

IV.  Yêu cầu đối với người dự tuyển

2.2.1. Ngành đúng và ngành phù hợp

Chăn nuôi, Thú y

2.2.2. Ngành gần:

Nhóm 1: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh thủy sản, Công nghệ sinh học, Sinh học, Y – dược

Nhóm 2: Nông học, Lâm nghiệp, Công nghệ thực phẩm, Cử nhân nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Môi trường

V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

Mã HP

Tên HP

Số TC

Loại HP (Bắt buộc/Tự chọn)

I

 

Học phần bắt buộc

 

 

1

NLM7001

Triết học

3

BB

2

NNA7003

Tiếng Anh

2

BB

3

HSD7005

Hoá sinh động vật nâng cao

2

BB

4

SLD7006

Sinh lý động vật nâng cao

2

BB

5

DTA7007

Dinh dưỡng động vật nâng cao

2

BB

6

TCD7006

Vệ sinh thú y

2

BB

7

NCD7014

Chẩn đoán bệnh gia súc

2

BB

8

NCD7024

Dược lý học thú y nâng cao

2

BB

9

BLY7005

Bệnh lý học thú y nâng cao

2

BB

10

VTN7010

Dịch tễ học thú y nâng cao

2

BB

11

GVN7019

Chọn lọc và nhân giống vật nuôi

2

BB

12

CNK7023

Những tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn

2

BB

13

CNK7024

Những tiến bộ mới trong chăn nuôi gia cầm

2

BB

14

CNK7025

Những tiến bộ mới trong chăn nuôi gia súc nhai lại

2

BB

15

DTA7015

Công nghệ thức ăn chăn nuôi

2

BB

16

GVN7011

Thiết kế thí nghiệm

2

BB

17

SLD7016

Phúc lợi động vật

1

BB

 

 

Tổng tín chỉ bắt buộc

34

 

II

 

Học phần tự chọn

 

 

18

MKT7016

Marketing nông nghiệp nâng cao

2

TC

19

DTA7016

Thức ăn bổ sung và phụ gia nâng cao

2

TC

20

GVN7021

Quản lý giống vật nuôi

2

TC

21

CNK7028

Hệ thống chăn nuôi

2

TC

22

DTA7030

Ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong chăn nuôi

2

TC

23

SLD7031

Đánh giá chất lượng sản phẩm chăn nuôi

2

TC

24

CNK7032

Chuồng trại và quản lý chất thải chăn nuôi

2

TC

25

GVN7033

Di truyền ứng dụng trong chăn nuôi

2

TC

26

CNK7035

Quản lý trang trại chăn nuôi

2

TC

27

NGS7017

Công nghệ sinh sản vật nuôi nâng cao

2

TC

28

VTN7025

Miễn dịch học thú y nâng cao

2

TC

29

NCD7019

Độc chất học thú y

2

TC

30

KST7007

Ký sinh trùng thú y

2

TC

31

NGS7008

Bệnh nội khoa gia súc

2

TC

32

VTN7016

Bệnh truyền nhiễm thú y

2

TC

33

TCD7022

Vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật

2

TC

34

VTN7011

Công nghệ sản xuất vaccin và chế phẩm sinh học

2

TC

35

TCD7023

Kiểm nghiệm thú sản nâng cao

2

TC

36

CNK7021

Phát triển chăn nuôi bền vững

2

TC

37

PTN7010

Quản lý chương trình và dự án nâng cao

2

TC

 

 

Tổng tín chỉ tự chọn

17

 

III

 

Đề án tốt nghiệp

 

 

 

 

Học phần đề án bắt buộc

9

 

 

CNTY7801

Học phần đề án 1

5

BB

 

CNTY7802

Học phần đề án 2

4

BB

 

 

Học phần đề án bổ sung

 

 

 

CNTY7803

Học phần đề án bổ sung

1

TC

 

 

Tổng (I+II+III)

60