HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA: CHĂN NUÔI
MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: CHĂN NUÔI THÚ Y
(Tên ngành tiếng Anh: Animal production and health)
Mã ngành: 7620106
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
Đào tạo kỹ sư Chăn nuôi - Thú y có phẩm chất chính trị vững vàng; có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, kiến thức chuyên sâu về chăn nuôi và thú y, có động cơ học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quản lý và kinh doanh một cách có đạo đức và trách nhiệm xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Chăn nuôi - Thú y:
Mục tiêu 1: Thành công trong vai trò chuyên gia kỹ thuật, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y;
Mục tiêu 2: Là nhà kinh doanh, quản lý tại các cơ quan công lập, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, có đạo đức và tính chuyên nghiệp cao;
Mục tiêu 3: Luôn thúc đẩy bởi động cơ học tập suốt đời, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao năng suất, chất lượng của vật nuôi góp phần vào sự phát triển chăn nuôi
bền vững.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
Sau khi hoàn tất chương trình, sinh viên có thể:
Kiến thức chung:
CĐR1: Áp dụng các kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại vào lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y;
Kiến thức chuyên môn:
CĐR2: Phân tích các yếu tố tác động đến nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;
CĐR3: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;
CĐR4: Thiết kế các chương trình sản xuất chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi đảm bảo lợi ích kinh tế, môi trường và phúc lợi động vật;
Kỹ năng chung:
CĐR5: Vận dụng kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng phản biện trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và quản lý sản xuất ngành chăn nuôi hiệu quả;
CĐR6: Phối hợp làm việc nhóm trong hoạt động chuyên môn đạt mục tiêu đề ra ở vị trí là thành viên hay nhà quản lý;
CĐR7: Giao tiếp hiệu quả bằng đa phương tiện, thích nghi với môi trường đa văn hóa, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y;
Kỹ năng chuyên môn:
CĐR8: Vận dụng các kỹ năng khảo sát, thu thập và xử lý thông tin phục vụ NCKH và nhu cầu của thực tiễn nghề nghiệp một cách hiệu quả;
CĐR9: Tư vấn về kỹ thuật và công nghệ trong phát triển chăn nuôi bền vững;
CĐR10: Sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại của ngành Chăn nuôi, Thú y phục vụ sản xuất, kinh doanh đạt mục tiêu đề ra;
CĐR11: Thực hiện thành thạo các quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
CĐR12: Tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
CĐR13: Thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và tôn trọng phúc lợi động vật;
CĐR14: Thể hiện tinh thần khởi nghiệp và học tập suốt đời.
3. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
3.1. Vị trí việc làm
- Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở chăn nuôi;
- Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y;
- Cán bộ quản lý, kiểm dịch trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y;
- Hành nghề thú y (phòng mạch, điều trị tự do);
- Giảng viên;
- Cán bộ nghiên cứu;
- Tự kinh doanh, khởi nghiệp.
3.2. Lĩnh vực và đơn vị công tác
- Doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y;
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện và các bộ, sở, ban ngành liên quan);
- Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn;
- Các cơ sở khác có hoạt động liên quan đến chăn nuôi và thú y;
- Trường đại học, cao đẳng khối Nông - Lâm - Ngư;
- Viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi và thú y.
4. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Chăn nuôi-Thú y có thể:
- Tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước thuộc các ngành Chăn nuôi và Thú y;
- Tự học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu việc làm.
5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo
- Bộ Tiêu chuẩn ABET;
- Chuẩn đầu ra ngành Chăn nuôi, chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y, Trường đại học Cần Thơ (CTU) - Việt Nam;
https://www.ctu.edu.vn/thongtu09/chuandaura/daihoc/2016_2017/57_CDR_52620105_ChanNuoi.pdf
Animal and Veterinary Science, Production Option, B.S, University of Wyoming, USA
https://acalogcatalog.uwyo.edu/preview_program.php?catoid=4&poid=1026
Animal and Veterinary Science, California State Polytechnic University, Pomona, USA
https://catalog.cpp.edu/preview_program.php?catoid=10&poid=2534&returnto=1199